Rất nhiều người phải chịu đựng những cơn đau đớn kéo dài mà không tìm nổi nguyên nhân, không thấy những tổn thương thực thể. Vậy vấn đề là do đâu?
Tiến sĩ Fang một bác sĩ tâm thần, bà nhận thấy nhiều bệnh nhân làm bác sĩ của họ cảm thấy bất lực. Họ phàn nàn về một loạt các triệu chứng không đặc hiệu như đau lan tỏa, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, vấn đề bài tiết (tiết niệu và chức năng ruột)…
Các bác sĩ không thể làm gì nhiều cho họ và cho rằng họ nên tìm đến một bác sĩ tâm thần.
Khi các loại bệnh nhân đó đến gặp tiến sĩ Fang, họ thường nói rằng tất cả mọi người đều cho vấn đề do tâm lý khiến họ cảm thấy buồn, giận, thất bại và vô vọng.
Nhiều những người này đều từng trải qua những tổn thương trong quá khứ. Họ có thể từng bị bỏ rơi và lạm dụng (về tình cảm, thể chất hay tình dục). Họ thường trải qua cuộc sống bị xâm phạm và không được coi trọng. Ngay cả khi các bác sĩ không thể xác nhận sự đau khổ của họ, họ bị mất hy vọng và thường có ý nghĩ tự tử.
Một trong những bệnh nhân đến với bà vì đau vai, cổ, đau lưng, mệt mỏi nghiêm trọng, chóng mặt, mất ngủ, IBS (hội chứng ruột kích thích) và có ý nghĩ tự tử. Cô phải chịu đựng nỗi đau này trong hơn 10 năm sau một chấn thương trong khi làm việc.
Cô cho biết cô đến vì bà còn là một bác sĩ châm cứu chứ không chỉ là một bác sĩ tâm thần. Cô dùng thuốc giảm đau trong nhiều năm những nó đã không còn tác dụng nên đã đến với bà như một hy vọng cuối cùng.
Cô ấy quyết định không nói về quá khứ của mình và chỉ nói rằng đã từng trải qua những sự kiện tiêu cực trong thời thơ ấu, cô chỉ muốn điều trị cơn đau, những mệt mỏi và mất ngủ với châm cứu.
Trước khi điều trị, cô dường như không thể đưa tay quá tai, trong vài tuần, cánh tay cô thoải mái hơn, đỡ mệt hơn và dễ ngủ hơn sau nhiều năm chịu đựng.
Một ngày cô sắp phải ra nước ngoài, họ nói chuyện về dự tính của cô và cô bắt đầu kể tiến sĩ Fang nghe về quá khứ của mình.
Cha cô ấy nghiện rượu và đã bạo hành và lạm dụng thể chất mẹ và anh trai cô, với cô thì ít hơn rất nhiều. Cô đã từng thấy cảnh tượng đáng sợ và thấy bất lực khi nhìn cha đổ nước nóng lên đầu anh trai mình.
Khi lớn lên, anh trai cô vào quân đội và tham gia chiến tranh tại Việt Nam, bị rối loạn stress sau chấn thương, biến thành một người nghiện rượu và chết ở tuổi 40, có lẽ là do tự tử.
Cô đã khóc khi kể về câu chuyện đó và đánh giá cao sự giúp đỡ của bà Fang. Việc châm cứu giảm bớt nhiều đau đớn và các triệu chứng khác.
Bởi vì bà đã điều trị cho cô ấy bằng châm cứu thay vì điều trị tâm thần, không coi những đau đớn của cô là những vấn đề do tâm lý như những bác sĩ khác. Căn bệnh của cô đúng là do những nỗi đau ám ảnh trong quá khứ, nhưng cách tiếp cận bằng châm cứu đã thực sự mang đến sự giải tỏa tâm lý và làm giảm các triệu chứng.
Để giúp được cô, bà phải là người có tấm lòng nhân hậu, thay vì coi đó là một vấn đề tâm lý, bà đặt mình trong hoàn cảnh của bệnh nhân, hiểu cho cảm giác của họ, dần dần gỡ bỏ vết trong thương lòng cho bệnh nhân.
Qua đây ta cũng nhận thấy sự đáng sợ của cảm xúc tiêu cực. Những căng thẳng, những ám ảnh, những tổn thương trong quá khứ có thể đeo bám một người trong suốt nhiều năm trời và gây ra các vấn đề thể chất dai dẳng.
Quả đúng như người xưa vẫn nói rằng “bệnh tại tâm sinh“.
Theo theepoochtimes.com
Tú Linh
Xem thêm:
- Thiền sư tiết lộ bí quyết: Làm thế nào để trở thành người vui vẻ hạnh phúc?
- Nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến Dựa vào người khác để tìm hạnh phúc thì mong manh lắm
- Muốn sống khỏe mạnh, hãy yêu quý các vi sinh vật của cơ thể bạn!