Đại Kỷ Nguyên

Tinh hoa dưỡng sinh của các đại danh nhân trong lịch sử

Trung Hoa cổ đại có nhiều bậc danh nhân rất chú trọng tới thuật dưỡng sinh, tiêu biểu trong đó có Chí thánh tiên sư Khổng Tử, Tống triều văn nhân Tô Đông Pha, các danh y Triều đại nhà Minh. Từ thực hành và lý luận, họ đều nhất trí quan điểm rằng tinh thần và sức khỏe cơ thể có mối liên hệ mật thiết. Cốt lõi của nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ chính là phải tu dưỡng tinh thần.

Dưới đây xin trích lược một số phương pháp dưỡng sinh cơ bản có thể đạt được an tâm định thần, tinh thần tươi trẻ minh mẫn, làm cho con người có cảm giác thanh tĩnh, bình ổn, rất đáng cho chúng ta học tập và áp dụng.

1. “Nht Đc” dưỡng sinh pháp (Ly tu dưỡng đo đc làm điu quan trng nht trong dưỡng sinh)

Đời Minh những danh nhân tiêu biểu trong thuật dưỡng sinh đều có chung lý luận: Người nhân đức thì sống lâu, đạo đức có thể kéo dài tuổi thọ, nuôi dưỡng đạo đức là nội dung quan trọng bậc nhất trong dưỡng sinh. Đó là những thuyết pháp khẳng định rõ tu dưỡng đạo đức và lòng nhân ái là chuẩn tắc tối cao của thuật dưỡng sinh.

2. “Nh t” dưỡng sinh pháp

Đại văn học gia triều Tống, Tô Đông Pha cho rằng, dưỡng sinh nằm ở hai chữ “An” và “Hòa”. An tức là tĩnh tâm, Hòa tức là thuận tâm (hài lòng). An là nguyên tắc của vạn vật, làm cho con người thấy nhẹ nhàng, và  người ta tuân theo, đó là thuận theo nguyên tắc của vạn vật. Nói đúng ra, mỗi người nên phải có tâm tính “An” “Hòa” thì có thể đạt được cảnh giới dưỡng sinh của vạn vật xung quanh.

Khổng Tử viết: Dưỡng sinh không phải việc một sớm một chiều, mà là việc xuyên suốt cuộc đời của con người, chủ yếu là biết hướng nội mà kiểm điểm chính mình.

3. “Tam gii” dưỡng sinh pháp

Khổng tử viết: Quân tử có tam giới: Lúc niên thiếu thì khí huyết không ổn định, cần phải hạn chế nữ sắc, kẻ cường tráng có khí huyết mạnh mẽ, cần phải biết từ bỏ tranh đấu, người già cả khí huyết đã suy cạn không nên tham vào được mất của cải. Dưỡng sinh không phải việc một sớm một chiều, mà là việc xuyên suốt cuộc đời của con người, chủ yếu là biết hướng nội mà kiểm điểm chính mình.

4. “T pháp” dưỡng sinh pháp

Danh y đời Minh là Mạc Mật Trai đưa ra thuyết dưỡng sinh gồm có 4 điều như sau: “Nhất viết quả dục, nhị viết thận động, tam viết pháp thì, tứ viết lại nhanh.” (Diễn nghĩa: Thứ nhất là từ bỏ các ham muốn, nhì là vận động vừa phải, ba là sinh hoạt điều độ, bốn là mới là chữa bệnh).

Tức là từ góc độ bảo vệ sức khỏe mà nói, thì thuật dưỡng sinh chủ yếu phải tuân theo quy luật tự nhiên, tuyệt đối phải loại bỏ các tâm tính bất lương trong con người.

5. “Ngũ tri” dưỡng sinh pháp

Danh nhân đời Tống Chu Thủ Trung nói người ta cần phải biết 5 điều quan trọng (Ngũ tri) đó là: “1. Vui và giận đều tổn hại tinh thần, tinh thần phải thông suốt mới thoát được phiền muộn; 2. Suy nghĩ nhiều chỉ làm cho tinh thần sa sút, chớ nên nặng tình mà phải giữ gìn thần khí; 3. Kêu ca phàn nàn chỉ làm hao tổn khí, cố gắng kiệm lời mọi sự sẽ qua; 4. Nghe nhạc u buồn chỉ làm tổn thọ, nếu biết nén lòng buồn phiền tan biến; 5. Quá nhiều ham muốn dễ dàng mất mạng, nhẫn nhịn thành quen sẽ không làm bậy.” “Ngũ Tri” trong dưỡng sinh chính là không để cho “thất tình lục dục” trong người phát tiết.

6. “Lc tiết” dưỡng sinh pháp

Danh y đời Minh Giang Khởi Thạch thuyết giảng rất nhiều và nhấn mạnh về Lục tiết (6 điều cần hạn chế): Kiềm chế sắc dục có thể dưỡng tinh khí, kiềm chế phiền não có thể dưỡng tinh thần, kiềm chế tức giận có thể dưỡng gan, kiềm chế đau khổ có thể dưỡng sức, kiềm chế suy nghĩ có thể dưỡng tâm, kiềm chế đau buồn có thể dưỡng phế. Dưỡng sinh chú trọng dưỡng thân thể và người dưỡng thân thể tốt là người có thể dưỡng được: Tinh, Khí, Thần.

7. “Tht thc” dưỡng sinh pháp

Nhà dưỡng sinh Thạch Thành Kim triều đại nhà Thanh đã chỉ ra 7 nguyên tắc ăn uống để dưỡng sinh: 1. Ăn uống cần sớm, không để muộn; 2. Lúc ăn chậm rãi, không vội vàng. 3. Chỉ ăn vừa đủ, không quá no; 4. Nên ăn đạm bạc không quá mặn; 5. Nên ăn đồ ấm, không để lạnh; 6. Nên ăn đồ mềm, không quá cứng. 7. Ăn xong súc miệng bằng nước trà, 2-3 lần đến khi thật sạch. Ăn uống phải đúng cách và phù hợp mới có thể kiểm soát được cơ thể, là yếu tố quan trọng để dưỡng sinh

Bạn chớ xem rằng những lời lẽ của cổ nhân là lỗi thời và tầm thường. Kinh nghiệm lịch sử từ xa xưa mấy nghìn năm đã được cổ nhân đúc kết và truyền lại cho con cháu không chỉ bằng lời mà bằng cả những hành động làm gương mẫu. Tất cả được di lưu qua sử sách kinh thư cho đến ngày nay. Phải lấy việc tu dưỡng tinh thần làm mục đích tối thượng mới có thể tăng cường bồi bổ được thân thể, làm cho thân thể được khỏe mạnh từ căn bản, đó là học thuyết rất có đạo lý của cổ nhân.

Bạn hãy nhớ kỹ và thực hành hàng ngày nhé!

Theo Letu.life
Xuân Quyết biên dịch

Xem thêm:

Exit mobile version