Đại Kỷ Nguyên

Tỏi là gia vị rất tốt nhưng có 9 điều kiêng kỵ khi ăn

Tỏi được coi là một loại gia vị thường được biết đến với công dụng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Song, ăn tỏi cũng như những thực phẩm khác có thể mang tới những rủi ro cho sức khỏe nếu ăn không đúng cách.

1. Không ăn nhiều tỏi khi đang mắc bệnh về mắt

Trung y có câu: “Tỏi có trăm cái lợi, duy chỉ hại con mắt“. Bởi loại củ này có thể kích thích màng nhầy và mô kết mạc của mắt nên những người thị lực yếu và đang mắc các bệnh về mắt được khuyến cáo nên hạn chế ăn tỏi.

Trung Y: “Tỏi có trăm cái lợi, duy chỉ hại con mắt” (Ảnh: qua baomoi.com)

2. Không ăn tỏi khi đang bị đi tả

Với người bình thường, ăn tỏi sống đặc biệt có lợi đối với dạ dày. Nhưng với các đối tượng đang trong thời gian mắc bệnh tả, tỏi lại lại là thực phẩm nên tránh xa.
Nguyên nhân là bởi allicin trong tỏi làm tăng sự kích thích thành ruột, dẫn tới tình trạng nghẽn mạch máu, phù nề, có thể khiến bệnh tình trở nặng hoặc xảy ra biến chứng không mong muốn.

3. Không ăn tỏi với các loại thực phẩm kiêng kỵ

Những loại thực phẩm tuyệt đối không nên ăn với tỏi bao gồm: Thịt gà, trứng, cá trắm, thịt chó. Tỏi kết hợp với thịt gà sẽ dẫn tới kiết lỵ, ăn cùng trứng sẽ tạo thành chất độc. Tương tự như vậy, cá trắm nấu cùng tỏi khi ăn sẽ dễ dẫn tới tình trạng chướng bụng. Tỏi ăn cùng thịt chó sẽ bị chứng khó tiêu.

4. Không ăn tỏi khi đói bụng

Ăn tỏi lúc đang đói hoặc chỉ ăn tỏi mà không ăn kèm các loại thực phẩm khác thì rất dễ dẫn đến loét dạ dày. Bởi chất allicin (một thành phần của tỏi) dễ khiến cho tính kháng sinh trong tỏi phát tác, dẫn đến nóng trong dạ dày.

5. Không ăn tỏi nếu bị dị ứng hoặc khó tiêu hóa

Có những người không ăn được tỏi bởi lý do hoặc là dị ứng hoặc không tiêu hóa được. Vì vậy, nếu ăn tỏi mà thấy các dấu hiệu như ợ nóng, đầy hơi… thì rất có thể bạn đã bị dị ứng với tỏi, tốt nhất nên ngưng ăn tỏi. Trường hợp dị ứng tỏi nghiêm trọng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lý Thời Trân: “Tỏi ăn lâu dài sẽ tổn thương gan” (Ảnh: qua Thespruce.com)

6. Không ăn tỏi nếu có tiền sử mắc các bệnh về gan

Nhiều người cho rằng tỏi có tác dụng chuẩn khuẩn, ăn nhiều có thể phòng bệnh viêm gan. Thậm chí, có người sau khi mắc bệnh gan vẫn kiên trì ăn tỏi hằng ngày. Đây là cách làm “lợi bất cập hại”. Danh y nổi tiếng Trung Quốc Lý Thời Trân từng viết: “Tỏi ăn lâu dài sẽ tổn thương gan“. Nguyên nhân là do loại củ này có vị cay, tính nóng, gây kích thích mạnh. Người mắc bệnh gan (đặc biệt là các đối tượng bị nóng gan) ăn tỏi sẽ càng nóng hơn, lâu ngày dẫn tới nhiều tổn thương đối với cơ quan này.

7. Không ăn tỏi khi đang mắc bệnh nặng

Giống như ớt và nhiều loại gia vị cay khác, tỏi có một vài tác dụng phụ đối với những người bị bệnh nặng và đang sử dụng thuốc. Không ăn tỏi khi đang sử dụng thuốc: Trong trường hợp đang uống một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc điều trị HIV/AIDS… người bệnh không nên ăn tỏi, vì nó có thể tạo ra một số tác hại cho sức khỏe.

8. Không ăn tỏi nếu có thể trạng suy yếu

Theo kinh nghiệm của cổ nhân, ăn quá nhiều tỏi sẽ làm tiêu tan khí huyết. Cuốn “Thảo mộc tòng tâm” của Trung Quốc từng ghi chép: “Tỏi cay, nóng, có độc, khiến sinh đờm, phát nhiệt, loãng khí, hao máu. Người thể trạng suy yếu, nóng trong thì chớ nên ăn”.

9. Không ăn tỏi quá nhiều

Tỏi tuy tốt, nhưng không nên ăn quá nhiều hoặc quá thường xuyên. Mỗi ngày chỉ nên dùng tối đa không quá 10g tỏi là đủ.

Cao Sơn

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.

Exit mobile version