Tỏi có tiếng như một siêu thực phẩm với nhiều công dụng tuyệt vời thậm chí chống lại cả các tế bào ung thư nhưng đối với một số người, tỏi lại không thể bén duyên quá chặt, không được ăn quá nhiều thậm chí là tránh tuyệt đối.
Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ấm, có công dụng hành khí trệ, làm ấm tỳ vị, giải độc và sát trùng. Nó thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đầy bụng, chậm tiêu, rối loạn tiêu hóa, đau bụng do lạnh, phù thũng, tiêu chảy, bệnh lỵ, sốt rét, ho gà, mụn nhọt, đỉnh độc, viêm loét lâu liền, rụng tóc, nấm tóc, rắn cắn…
Y học hiện đại phát hiện tỏi có thể chống lại ung thư, có tác dụng chống viêm rất tốt… tuy nhiên nó cũng có những điểm bất lợi như đề cập đến trong một số trường hợp dưới đây.
1. Người thể trạng yếu
Người thể trạng yếu thường là do khí huyết không đủ, mà ăn quá nhiều tỏi sẽ làm tiêu tan khí huyết. Cuốn “Thảo mộc tòng tâm” của Trung Hoa từng ghi chép: “Tỏi cay, nóng, có độc, khiến sinh đờm, phát nhiệt, loãng khí, hao máu. Người thể trạng suy yếu, nóng trong thì chớ nên ăn.”
Trong y học hiện đại những người thể trạng yếu thường hay bị thiếu máu cũng nên phải hạn chế ăn tỏi vì tỏi có tính chất làm loãng máu, điều này khiến cho lượng máu đi nuôi cơ thể vốn ít lại bị làm loãng khiến cơ thể thường xuyên mệt mỏi, đau đầu.
2. Người có vấn đề gan
Tỏi là loại thực phẩm có vị cay, tính nóng, điều này làm kích thích mạnh các tế bào gan. Những người mắc bệnh gan (hoặc nóng gan) ăn tỏi sẽ khiến gan bị kích thích nhiều và nóng hơn, lâu ngày dẫn tới tổn thương đối với cơ quan này.
Ngoài ra một số thành phần có trong tỏi có tính kích thích dạ dày và ruột có thể gây ức chế tiết dịch vị, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn, Những người bệnh gan không tiết mật đủ sẽ làm cho thức ăn tồn đọng trong dạ dày và gây nên các triệu chứng đầy bụng, buồn nôn.
3. Bệnh về mắt
Trung y có câu: “Tỏi có trăm cái lợi, duy chỉ hại con mắt”. Loại củ này có một phần thành phần gây kích thích màng nhầy và mô kết mạc của mắt nên những người thị lực yếu và đang mắc các bệnh về mắt được khuyến cáo nên hạn chế ăn tỏi.
Một số người bị cận thị hoặc các bệnh về mắt khác và đang cần điều trị bằng thuốc Đông y thì trong thời gian điều trị cần phải tránh ăn tỏi, nếu không sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh.
4. Không ăn tỏi khi đói bụng
Các nghiên cứu chỉ ra rằng trong tỏi có chứa nhiều chất kháng sinh allicin có tác dụng kháng viêm, chống lại các virút gây bệnh. Tuy nhiên không nên ăn khi đói vì thành phần này dễ kích thích và nóng trong dạ dày, lâu ngày dẫn tới bệnh viêm loét dạ dày.
Do vậy các chuyên gia khuyên rằng không nên ăn tỏi kèm với một số thực phẩm khác để tránh tổn hại cho dạ dày.
5. Người bị bệnh tiêu chảy
Tuy tỏi có tính kháng viêm hiệu quả nhưng khi bị tiêu chảy thì không nên ăn. Bởi vì khi bị tiêu chảy tổ chức niêm mạc ruột bị viêm cục bộ, mạch máu thành ruột tự giãn tăng cường sự thấm thấu. Lượng nước, điện giải từ trong thành mạch do chênh lệch áp suất thẩm thấu đi vào lòng ruột. Một lượng lớn chất lỏng sẽ kích thích đường ruột, làm cho nhu động ruột hoạt động tăng nhanh, gây ra triệu chứng đau bụng, tiêu chảy và các triệu chứng khác.
Việc ăn tỏi sống khi này sẽ khiến cho hương vị cay của tỏi có thể gây kích ứng ruột, tắc nghẽn niêm mạc ruột, phù nề, và thúc đẩy sự rò rỉ, làm cho bệnh tiêu chảy trở nên tồi tệ hơn. Nếu bạn đã bị tiêu chảy, nên đặc biệt cẩn thận khi ăn tỏi.
Không ăn tỏi với các loại thực phẩm kiêng kỵ
- Tỏi kết hợp với thịt gà sẽ dẫn tới kiết lỵ, ăn cùng trứng sẽ tạo thành chất độc.
- Cá trắm nấu cùng tỏi khi ăn sẽ dễ dẫn tới tình trạng chướng bụng.
- Tỏi ăn cùng thịt chó sẽ bị chứng khó tiêu.
Thật là tiếc là bạn không thể ăn tỏi, tuy nhiên không vì thế mà cấm cửa hoàn toàn. Bạn có thể thử ăn tỏi đen vốn được làm từ tỏi tươi nhưng qua chế biến lên men tự nhiên, độc tính của tỏi đã giảm đi rất nhiều, mùi tỏi cơ bản đã hết. Không những thế, tỏi đen còn có một số tính chất vượt trội, ví như tính chống oxy hóa, tiêu khối u, giảm viêm xương khớp…
Minh Nguyên