Đại Kỷ Nguyên

Top 5 loại tinh dầu chữa dị ứng

Tỷ lệ người mắc dị ứng ngày càng tăng, thường gặp nhất là viêm mũi dị ứng. Khi không được điều trị, dị ứng có thể gây ra tắc mũi và chảy nước mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, đau đầu. Đối với một số người, dị ứng có thể đe dọa cuộc sống, dẫn đến viêm và khó thở.

Những người bị dị ứng thường nên tránh các tác nhân gây dị ứng, nhưng điều đó thật khó khi thời tiết luôn thay đổi và hệ thống miễn dịch của chúng ta đang ngày càng suy giảm do những hóa chất độc hại trong thực phẩm và sự ô nhiễm môi trường.

Rất may, vẫn có những cách tự nhiên và an toàn để điều trị các triệu chứng của dị ứng cải thiện hệ miễn dịch. Những loại tinh dầu cho dị ứng có khả năng hỗ trợ về mặt hóa học trong cơ thể và giúp nó vượt qua quá mẫn.

Dưới đây là 5 loại tinh dầu rất tốt cho người bị dị ứng

  1. Dầu bạc hà

Hít tinh dầu bạc hà đôi khi có thể ngay lập tức làm thông thoáng các xoang và giảm ngứa cổ họng. Nó có thể làm tiêu đờm và giảm viêm – một nguyên nhân hàng đầu của các phản ứng dị ứng, ngoài ra dầu bạc hà cũng có tác dụng tốt trong trị cảm lạnh, ho, viêm xoang, hen suyễn và viêm phế quản..

Có thể thêm dầu bạc hà vào một cốc nước, chén trà hay sinh tố xoa tại chỗ vào ngực, cổ. Đối với những người có làn da nhạy cảm, nên pha loãng bạc hà với dầu dừa.[ads]

  1. Dầu cây húng quế

Dầu húng quế làm giảm đáp ứng viêm với chất gây dị ứng. Nó cũng hỗ trợ các tuyến thượng thận, tham gia vào sản xuất hơn 50 hormone thúc đẩy hầu hết các chức năng cơ thể. Về cơ bản, tinh dầu húng quế giúp cơ thể của bạn phản ứng một cách thích hợp với tác nhân gây bệnh.

Các nghiên cứu chứng minh rằng dầu húng quế có hoạt tính kháng khuẩn và có thể giết chết vi khuẩn, nấm men và nấm mốc có thể dẫn đến bệnh hen suyễn và tổn thương đường hô hấp.

Có thể thêm một giọt dầu húng quế vào súp, salad hoặc bất kỳ món ăn khác. Để hỗ trợ cho hệ thống hô hấp , pha loãng 2-3 giọt tinh dầu húng quế với dầu dừa và áp dụng tại chỗ vào ngực, cổ.

  1. Dầu khuynh diệp

Dầu khuynh diệp cải thiện lưu thông và làm giảm các triệu chứng dị ứng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó tạo ra một cảm giác lạnh trong mũi giúp cải thiện luồng không khí.

Nó có tác dụng giảm đau và chống viêm, long đờm, làm sạch các độc tố và vi sinh vật có hại gây dị ứng.

Để điều trị các vấn đề về đường hô hấp do dị ứng, khuếch tán năm giọt khuynh diệp trong phòng hay bôi tại chỗ vào ngực và cổ. Để làm thông mũi, đổ một cốc nước sôi vào tô và thêm 1-2 giọt tinh dầu khuynh diệp. Sau đó đặt một chiếc khăn trên đầu của bạn và hít thở sâu trong vòng 5-10 phút.

  1. Dầu chanh

Dầu chanh hỗ trợ hệ thống bạch huyết thoát nước và giúp khắc phục tình trạng hô hấp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng dầu chanh ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn và tăng cường hệ thống miễn dịch. Khi khuếch tán quanh nhà, dầu chanh có thể giết chết vi khuẩn và loại bỏ gây dị ứng trong không khí.

Thêm 1-2 giọt tinh dầu chanh với nước cũng giúp cân bằng độ pH. Tinh dầu chanh cải thiện chức năng miễn dịch và giải độc cơ thể. Nó kích thích gan đào thải độc tố có thể dẫn đến viêm và gây quá mẫn hệ thống miễn dịch. Tinh dầu chanh cũng kích thích sản xuất tế bào bạch cầu, là một thành phần của hệ miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể.

Dầu chanh cũng có thể được sử dụng để khử trùng nhà của bạn, mà không cần rượu hoặc thuốc tẩy. Nó sẽ loại bỏ vi khuẩn và các chất gây ô nhiễm trong nhà bếp, phòng ngủ và phòng tắm, giữ cho không khí sạch.

Cách dùng: Thêm dầu chanh bột giặt của bạn, trộn vài giọt với nước và phun nó trên giường, tấm, rèm cửa và thảm.

  1. Tinh dầu trà

Tinh dầu trà có thể tiêu diệt các mầm bệnh trong không khí gây ra dị ứng. Khuếch tán dầu cây trà  trong nhà sẽ diệt nấm mốc, vi khuẩn và nấm. Nó là một chất khử trùng và kháng viêm. Dầu cây trà có thể được bôi trực tiếp lên da để tiêu diệt vi khuẩn và các vi sinh vật; nó cũng có thể được sử dụng như một chất tẩy gia dụng để khử trùng và loại bỏ các chất gây dị ứng.

Một nghiên cứu năm 2000 được tiến hành tại Đức phát hiện ra rằng dầu cây trà có hoạt tính kháng khuẩn chống lại một loạt các vi khuẩn, nấm men và nấm.

Bạn có thể sử dụng dầu cây trà cho da bị phát ban hoặc làm chất tẩy gia dụng. Khi sử dụng cây trà tại chỗ, thêm 2-3 giọt vào một miếng bông sạch và nhẹ nhàng lau vùng bị phát ban. Đối với những người có làn da nhạy cảm, pha loãng dầu cây trà với dầu dừa.

Làm thế nào để sử dụng tinh dầu cho bệnh dị ứng

Dị ứng thực phẩm

Uống 1-2 giọt chanh hoặc dầu bạc để làm giảm các triệu chứng của dị ứng thực phẩm. Điều này sẽ giúp giải độc cơ thể và loại bỏ các chất gây dị ứng thông qua mồ hôi hoặc tiểu tiện.

Phát ban

Sử dụng cây trà hoặc dầu húng quế tại chỗ để điều trị phát ban da. Thêm 2-3 giọt vào một miếng bông và áp dụng cho các khu vực bị ảnh hưởng. Phân tán các loại dầu trên vùng gan là một cách khác để điều trị dị ứng da, vì nó giúp gan đào thải độc tố gây tổn thương da. Pha loãng 3-4 giọt tinh dầu cây trà với dầu dừa và chà xát vào vùng gan.

Khử trùng nhà của bạn với chanh và dầu cây trà vào mùa dị ứng

Điều này sẽ loại bỏ tác nhân gây bệnh, làm sạch không khí và đồ nội thất. Thêm 40 giọt tinh dầu chanh và 20 giọt tinh dầu cây trà vào bình xịt. Cho thêm nước tinh khiết và một chút dấm trắng, phun hỗn hợp lên bất kỳ khu vực nào trong nhà.

Hỗn hợp chữa dị ứng

Kết hợp 2-3 giọt bạc hà, bạch đàn và dầu hoa oải hương với một thìa dầu dừa và massage hỗn hợp vào thái dương, phía sau tai và lòng bàn chân.

Tác dụng phụ có thể xảy

Khi sử dụng những tinh dầu cho bệnh dị ứng, bạn không nên uống dầu cây trà; tốt nhất để sử dụng trà xanh làm hương liệu hay dùng tại chỗ. Khi sử dụng bất kỳ loại dầu nào bôi tại chỗ, nên pha loãng với dầu dung môi, thường nên dùng dầu dừa, đặc biệt là khi sử dụng trên vùng nhạy cảm, như dưới mắt hoặc trên cổ.

Khi sử dụng các loại tinh dầu để uống, thì không nên dùng lâu dài liên tục. Chỉ 1-2 giọt một ngày trong một tháng. Sau đó nghỉ ngơi hai tuần và bắt đầu điều trị một lần nữa.

Theo dr.axe

Ảnh: internet

Vị Nhân tổng hợp

Xem thêm:

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.

Exit mobile version