Viêm khớp mạn tính là căn bệnh dai dẵng rất khó chịu đặc biệt là vào những ngày trời lạnh. Căn bệnh này đối với y học hiện đại ngày nay là vấn đề nan giải nhưng bài thuốc từ cà tím được xem là phương pháp hiệu quả cho điều trị chứng bệnh này.
Viêm khớp mãn tính (VKMT) là một dạng thường gặp của bệnh viêm khớp. Trên thế giới, cứ 8 người ở độ tuổi từ 18 đến 79 lại có một người bị bệnh này. Theo cơ quan nghiên cứu về bệnh viêm khớp Hoa Kỳ, có tới 16 triệu người Mỹ bị bệnh này, trong đó số bệnh nhân nữ nhiều gấp 3 lần so với nam giới.
1. Nguyên nhân
Bệnh viêm khớp dạng thấp chủ yếu là do yếu tố di truyền, do virus, thời tiết, vận động hoặc do chính quá trình tự miễn của cơ thể gây ra. Khi khớp bị viêm mà không được chữa trị kịp thời thì sẽ sinh ra mạn tính làm cho khớp mất dần dịch nhầy bảo vệ, sụn khớp bị bào mòn dẫn đến thoái hóa khớp. Đây chính là bệnh viêm khớp dạng thấp mà Đông y gọi là thấp khớp.
2. Các triệu chứng thường gặp
Đau khớp: Các cơn đau xuất hiện sau khi luyện tập, càng dần về sau, các cơn đau ngày càng nhiều hơn, thậm chí ngay cả khi nghỉ ngơi. Khó ngủ được về đêm khi các cơn đau có tần xuất lớn .
Cứng khớp: Khi bị viêm khớp, lúc thức dậy vào sáng sớm thường rất khó chịu. Các khớp sẽ cứng dần và có tiếng kêu rắc rắc cho đến khi bạn vận động. Bạn cũng có thể bị cứng khớp khi đang ngồi.
Các cơ bắp yếu dần đi: Các cơ quanh khớp sẽ ngày càng trở nên yếu hơn, đặc biệt là các cơ quanh đầu gối.
Sưng tấy: Viêm khớp có thể gây ra sưng tấy quanh các khớp khiến chúng ta có cảm giác đau khi chạm vào và đau nhức, đặc biệt vào ban đêm.
Khó hoặc mất vận động: càng về sau các khớp bị tổn thương sẽ bị mất vận động, sưng, đỏ, và viêm nóng thường xuyên.
Biến dạng khớp: sẽ xảy ra khi mà một bên khớp bị mài mòn và xập xuống..
Tiếng kêu từ các khớp: Bình thường chúng ta có thể nghe thấy tiếng kêu rắc rắc khi bẻ các khớp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn sẽ không có cảm giác đau nhưng không có nghĩa là khớp hoàn toàn bình thường
3. Bài thuốc gia truyền từ cà tím
Cà tím hay cà dái dê (danh pháp hai phần: Solanum melongena) là một loài cây thuộc họ Cà với quả cùng tên gọi, nói chung được sử dụng làm một loại rau trong ẩm thực. Nó có quan hệ họ hàng gần gũi với cà chua, khoai tây, cà dừa, cà pháo và có nguồn gốc ở miền Nam Ấn Độ và Sri Lanka.
Theo Đông y cà tím đã được ghi trong bản thảo cương mục và các y văn cổ có tính cực hàn, thanh can, giáng hoả, lợi tiểu, nhuận tràng, chỉ huyết, hoá đàm, thanh nhiệt, giải độc.
Chuẩn bị: 1 quả cà tím, 1 lít nước.
Thực hiện: Trước tiên, hãy rửa cà tím và thái nó thành những lát mỏng. Sau đó, cho cà tím vào nồi nước sôi (đun 1 lít nước đã chuẩn bị).
Đậy nắp nồi và hãy để phần cà tím được ngâm trong nồi nước sôi đến khi nước nguội hoàn toàn. Cuối cùng, lọc bỏ phần xác cà tím và lấy phần nước.
Cách dùng: Đổ 750ml hỗn hợp vào chai thủy tinh rồi bảo quản trong tủ lạnh. Hỗn hợp chia ra làm 3 phần, mỗi phần 250ml uống vào ba bữa sáng, trưa, tối khi bụng đói hoàn toàn.
250ml sẽ dùng để bào chế thuốc thoa bên ngoài da. Hãy trộn 250ml hỗn hợp với 50ml dầu ô liu và khuấy đều. Sau đó, bảo quản trong tủ lạnh và dùng mỗi đêm trước khi đi ngủ. Chỉ cần dùng một chút hỗn hợp thoa lên chỗ đau và vùng băng gạc quấn lại để giữ ấm.
Việc kết hợp cả uống và bôi ngoài sẽ cho kết quả chỉ sau vài ngày. Tuy nhiên, bạn nên uống trên 3 tuần để cơn đau biến mất vĩnh viễn.
Cao Sơn
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.