Đại Kỷ Nguyên

Trung Quốc ghép phổi cho người nhiễm COVID-19 vì chữa bệnh hay để kiếm tiền

Hình ảnh được cho là các bác sĩ Trung Quốc chụp sau khi phẫu thuật ghép phổi thành công cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc). Ảnh chụp màn hình CRI

Bệnh viện nhân dân thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) ngày 1/3 thông báo ca phẫu thuật ghép hai phổi trên một bệnh nhân nhiễm COVID-19 đã thành công. Nhưng mục đích thực sự đằng sau của nó vẫn là một dấu hỏi.

Theo Nhân Dân nhật báo, ca ghép phổi do giáo sư Trần Tĩnh Du (Chen Jingyu), chuyên gia ghép phổi nổi tiếng Trung Quốc thực hiện cùng đồng nghiệp.

Bệnh nhân được ghép phổi 59 tuổi, nhiễm Covid-19 ở mức khá nặng, được xét nghiệm âm tính sau khi duy trì dùng thuốc và điều trị bằng thở máy ECMO. Ngày 24/2, được quyết định chuyển viện Vô Tích để tiến hành phẫu thuật vào ngày 29/2. Ca phẫu thuật kết thúc cùng ngày sau 6 tiếng đồng hồ.

“Đây là thử thách cả về tâm lý và thể lực đối với kíp thực hiện. Trước phẫu thuật một ngày, bệnh nhận liên tục xuất huyết phổi, khoảng 2.500 ml, tình trạng đã cận kề cái chết. Rất may chúng tôi nhận được hai lá phổi được quyên tặng và quyết định nỗ lực cứu sống người bệnh”, giáo sư Trần Tĩnh Du cho biết.

Chữa bệnh hay kiếm tiền?

Phổi trước khi ghép (bên trái) và phổi sau khi ghép. Ảnh: Chinanews

Đây thực sự là một ca phẫu thuật rủi ro cao không chỉ với bệnh nhân mà với tất cả các bác sĩ tham gia phẫu thuật, nó được tiến hành trong phòng áp suất âm, đồng thời phải mặc đồ bảo hộ toàn thân. Nhưng với thời gian liên tục gần 6 tiếng đồng hồ với lá phổi có độ “đậm đặc virus”, thật sự quá mạo hiểm.

Dù ca phẫu thuật thành công thì khả năng bệnh nhân tái nhiễm là gần 100%, trong khi tiếp đó sẽ phải uống thuốc điều trị chống thải ghép và nhiễm trùng. Như vậy khả năng miễn dịch cũng suy kém, đối với việc kháng cự virus viêm phổi Vũ Hán cũng không có lợi. Nếu nói “còn nước còn tát” với bệnh nhân là điều nên làm nhưng xét về tổng quan thì không hoàn toàn.

Xét theo khía cạnh y đức cũng không nên bởi hai lý do:

Nhân lực y tế của Trung Quốc vốn đang thiếu hụt vì lo chống dịch, nhiều người mắc các bệnh có thể phòng ngừa như tim mạch, tiểu đường… cần được cứu chữa nhưng phải xếp hàng vào bệnh viện. Số người này chết còn nhiều hơn số người có thể cứu sống do COVID-19. Nhưng phẫu thuật ghép phổi lại không có ý nghĩa lớn trong việc dập tắt nguồn lây của dịch bệnh.

Ông Du sau đó nói rằng ông sẽ đề xuất với chính quyền trung ương thành lập một nhóm để thực hiện các ca phẫu thuật ghép phổi cho “những bệnh nhân nhiễm COVID-19 trong tình trạng nguy kịch, và ở độ tuổi tương đối trẻ, chẳng hạn như những bệnh nhân 20, 30, 40 và 50 tuổi”.

Như vậy số lá phổi cần đến là rất lớn. Xét trường hợp ở trên, chỉ trong 5 ngày từ khi bệnh nhân nhập viện (từ 24/2 đến 29/2), người này đã nhận được hai lá phổi phù hợp để thay thế, trong khi trên thế giới người bệnh muốn nhận được phổi phù hợp để thay thế thì phải chờ đợi rất nhiều năm. Bệnh viện nói đây là tạng được hiến nhưng không tránh khỏi nghi vấn nó có được do cưỡng bức thu hoạch nội tạng sống ở Trung Quốc.

Trước đó, ngày 17/6/2019, Tòa án độc lập điều tra về thu hoạch nội tạng cưỡng bức từ tù nhân lương tâm tại Trung Quốc đã công bố một Tuyên án dài 60 trang, kết luận về tội ác Chống lại loài người của chính quyền Trung Quốc trong việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng phục vụ cho ngành công nghiệp cấy ghép tạng nở rộ tại quốc gia này.

Thiên thời, địa lợi, thì nhân cũng “hoà”

Nhiều quốc gia cấm “du lịch ghép tạng”, nhưng không ít bệnh nhận do phải đợi khá lâu mới đến lượt ghép tạng nên đã ra nước ngoài để mua và ghép nội tạng. Trong bối cảnh các nước không dám đến Trung Quốc thì họ phải tập trung vào đối tượng trong nước. 

Giá cả các cơ quan nội tạng cơ thể người tại Trung Quốc.

Theo báo cáo “Thu hoạch đẫm máu”, bảng giá ghép nội tạng ở Trung Quốc rất rõ ràng. Thậm chí vào năm 2006, bảng giá này đã từng được quảng cáo trên trang web của một số bệnh viện lớn ở Trung Quốc, cụ thể như sau: ghép phổi từ 150.000 USD, ghép tim từ 130.000 USD, ghép gan từ 98.000 USD, ghép thận từ 62.000 USD, ghép giác mạc từ 30.000 USD.

Trong đó phần lớn là các ca ghép thận, chiếm trên 70% tổng số ca cấy ghép. Nhưng trong bối cảnh “thị trường dịch bệnh” thì phổi đang có cơ hội lên ngôi.

Do đó xét từ nhiều khía cạnh, việc thực hiện ghép phổi cho bệnh nhân COVID-19 không phải mục đích chữa bệnh mà thực chất là để kiếm tiền, bù lại những tổn thất kinh tế nước này đang phải gánh chịu vì đại dịch. Mặt khác, chính quyền Trung Quốc muốn sử dụng thành công này như một điển hình để tuyên truyền về khả năng “chiến đấu” với dịch Viêm phổi Vũ, mong muốn thế giới ghi nhận nỗ lực của mình. Quả là nhất cử lưỡng tiện!

Video xem thêm: Lời thú tội của bác sĩ Trung Quốc mổ cướp nội tạng

Exit mobile version