Vấn đề tim mạch là một nhân tố quan trọng dẫn tới tử vong. Tại Mỹ cứ mỗi 34 giây thì có người phát bệnh tim, 1/3 số người thành niên nước Mỹ tồn tại ít nhất 1 loại vấn đề của phương diện tim mạch. Đây cũng là vấn đề “đau đầu” trong y học hiện đại, nhưng Trung y đối với bệnh tim mạch có liệu pháp gì hay?
Danh từ “Bệnh tim mạch” của y học hiện đại, ý nghĩa đại khái là bệnh tật bao gồm bản thân tạng tim và huyết quản động tĩnh mạch.
Bản thân tình hình tim đập là dễ quan sát được nhất, do đó có danh từ y học “loạn nhịp tim” hay “nhịp tim không đều”. Để cải biến vấn đề không đều, hơn nửa thế kỷ trở lại đây đều rất khó tìm thấy “phương thuốc hay” khả dụng.
Thực ra, loại “bệnh” này và trở lực của huyết quản động tĩnh mạch có tính tương quan rất lớn. Làm sao có thể cải thiện bệnh tim mạch một cách toàn diện, trong Trung y truyền thống, có thể tìm thấy rất nhiều giải pháp.
Chẩn đoán bệnh tim mạch, Trung y so với Tây y đơn giản hơn. Trung y sử dụng công cụ chẩn đoán rất đơn giản, chính là “tứ chẩn”: Dùng mắt nhìn “vọng”, tai nghe mũi ngửi “văn”, hỏi “ vấn”, đầu ngón tay “thiết” để xem mạch.
Bệnh tim mạch chẩn đoán thế nào? Từ Thương hàn luận có đoạn: “Thương hàn, mạch kết đại, tâm động quý giả, chích cam thảo thang chủ chi”. Tâm động quý, tâm hoảng rất nhiều. Rõ ràng do tâm hư rất nặng, tâm chủ huyết mạch nên mạch thì xuất hiện kết đại. Mà chích cam thảo thang chủ yếu là điều trị chứng này.
Đoạn kinh văn đã giảng điều gì? Thương hàn luận chính là tương tự một loại bệnh cảm mạo đặc định nào đó mà bây giờ thường nói đến. Chính người trong bệnh tình cảm mạo loại này, từ thông tin vấn chẩn mà lập tức lý giải được, tạng tim của bệnh nhân có hiện tượng đập không bình thường lại có hiện tượng nhói tim. Khi bắt mạch lại phát hiện hiện tượng nhịp tim nhanh nhanh chậm chậm không đều. Có thể dùng “ chích cam thảo thang” làm toa thuốc chủ yếu. Lại căn cứ triệu chứng khác tùy chứng gia giảm thuốc trị liệu.
Theo: “kết”, “đới” đều là cảm nhận hiện tượng bắt mạch của mạch đập: đập chậm, mà có lúc ngừng đập một lúc sau đó lại đập, gọi là “kết mạch”; có lúc nhanh có lúc chậm mà có lúc ngừng đập một lúc, gọi là “đới mạch”.
Phương pháp trị liệu lấy “bát pháp” xác lập phương dược
Như phía trên đã thấy, do tình hình bệnh nhân ôm giữ oán hận, tâm trạng không thoải mái, có thể biết được bệnh nhân bị bệnh gì. Còn nữa, nếu bác sỹ nhìn thấy bệnh nhân hai tay luôn ôm ngực, có thể hỏi bệnh nhân có phải cảm thấy đau ngực, thậm chí đau xuyên từ ngực trước ra sau lưng? Loại bệnh tình này Trung y gọi là “tâm đau thấu vai, vai đau thấu tâm”, bệnh danh gọi là “hung tý”, loại bệnh tình này không phải bây giờ hay nói là bệnh “nhồi máu cơ tim” đó sao?
Trung y không có nhiều danh xưng y học hiện đại, nhưng rất nhiều bệnh tình đều có miêu tả tương tự, mà còn đều có toa thuốc điều trị tương ứng.
Trung y dùng thuốc, có cách gọi là “lý, pháp, phương, dược”. “Lý” chính là thông qua phương pháp tứ chẩn, phán đoán ra bệnh tình “âm dương biểu lý hư thực hàn nhiệt” của bệnh nhân, lại căn cứ bệnh tình này chỉnh lý phương thức trị liệu dùng, có 8 loại phương thức gọi là “bát pháp”, bao gồm “hãn thổ hạ hòa ôn thanh tiêu bổ”, căn cứ bát pháp này, lại tìm kiếm sử dụng phương dược, lại căn cứ “kiêm chứng” khác nhau, trong phương dược gia giảm thêm thuốc, như vậy mới được tính là một trị liệu hoàn chỉnh.
Bác sỹ trị bệnh không được bỏ qua “cảm giác” của bệnh nhân
Trung y xem bệnh cũng tương tự như Tây y: có thể suy đoán được, nhìn thấy được, ví dụ bắt mạch, nhìn vọng khí sắc, nghe ngửi âm thanh khí vị của người… chỉ là Trung y vẫn còn một mục khác đó là chú trọng cảm giác của tự bản thân bệnh nhân.
Cảm giác tính tự chủ của bệnh nhân, chẳng lẽ Tây y không chú trọng sao? Không! Trước đây thì chú trọng, thời đại hiện đại hơn, do chế độ bảo hiểm sức khỏe… đã tạo thành một hậu quả nghiêm trọng, không có các báo cáo kiểm tra trên bệnh lý đó thì không thể đưa ra các trị liệu “đặc thù” nào đó. Ví như khi nhìn thấy bệnh nhân rất khó thở, gắng sức ôm ngực rồi, đó không phải là biểu hiện cơ bản của bệnh tim sao? Đến bệnh viện lớn, vẫn còn đếm nhịp tim mới gắn máy điện tâm đồ.
Về phương diện trị bệnh, nếu như gặp phải điện tâm đồ “loạn nhịp tim”, bác sỹ cần nghĩ đến sử dụng “mao địa hoàng độc” (digitoxin), loại TI (therapy index) của thuốc này hầu như bằng với 1, TI tức là tỷ số giữa LD50 và ED50 (LD50 là liều gây chết người, ED50 là liều bắt đầu có tác dụng), độc tính lớn đến nỗi vô cùng khó để lựa chọn. Thế nhưng, phía trên lấy ví dụ “Thương hàn luận” nói sử dụng “chích cam thảo thang”, không có độc tính lại có thể làm cho nhịp tim ổn định.
“Phúc mạch thang” có thể trị bệnh tim
Nghiên cứu hiện nay đều biết, kiểm soát nhịp tim có quan hệ với “canxi huyết”. Phương thuốc của trung y thời cổ Phúc mạch thang, trên cơ bản, đó chính là biến phương của chích cam thảo thang. Trong lịch sử, sử dụng Phúc mạch thang trị nhịp tim không đều khá là phổ biến; gia giảm phương của nó có “Nhất giáp Phúc mạch thang”, “ Nhị giáp Phúc mạch thang”, “ Tam giáp Phúc mạch thang”… “giáp” là gì? Chính là long cốt, mẫu lệ, miết giáp (mai ba ba)… những thuốc này chứa nhiều canxi. Từ đây mà nhìn nhận, Y sư thời cổ đều biết rõ “canxi” đang tham gia cùng với nhịp tim có vai trò cực kỳ quan trọng.
Bảo vệ tạng tâm bắt đầu từ việc cải thiện tình chí căng thẳng. Sinh bệnh rồi, chỉ có thể cố gắng trị liệu
Trung y thời cổ nói “Thượng công trị bệnh chưa tới, trung công trị bệnh đã rồi”, trị liệu bệnh hiện thời đang phát sinh chỉ có thể được tính là “trung công trị bệnh đã rồi”. Nếu một Y sư có thể nhìn thấu thiên cơ, tiên lượng và dự phòng được bệnh sẽ phát sinh, ông mới được tính là “thượng công trị bệnh chưa tới”. Căn cứ theo lý luận y học thời cổ Y sư sau khi giúp bệnh nhân trị khỏi “bệnh đã rồi”, có thể từ các loại thông tin chứng trạng của bệnh nhân biểu hiện, hiểu được tình trạng của bệnh nhân, giúp bệnh nhân dùng thuốc bảo dưỡng, củng cố hoặc dạy bệnh nhân lợi dụng phương thức dưỡng sinh trong sinh hoạt, do đó bệnh nhân sau này không còn là bệnh nhân nữa, mà là người hoàn toàn khỏe mạnh.
Theo ntdtv.com
Liên Hoa