Đại Kỷ Nguyên

Tự chẩn đoán ’10 cấp độ’ của bệnh thoái hoá đốt sống cổ và cách điều trị

Thoái hoá đốt sống cổ ở người trẻ tuổi nếu sớm phát hiện và điều trị đúng cách sẽ làm chậm lại tổn thương. Nếu thờ ơ không chữa trị sớm sẽ ảnh hưởng lâu dài về sau, khiến mọi vận động của người bệnh đều trở nên khó khăn và khó điều trị.

Thoái hóa cột sống cổ đang có xu hướng trẻ hóa ở mức đáng báo động (Ảnh: pinterest.com)

Thoái hóa đốt sống cổ là quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi khi người ta trở về già, bệnh tiến triển âm thầm và thường gặp ở nhóm trung niên từ 40 đến 50 tuổi. Theo Bác sĩ Wade Brackenbury – người sáng lập phòng khám ACC, thoái hóa cột sống cổ đang có xu hướng trẻ hóa ở mức đáng báo động. Bệnh thường gặp ở đối tượng nhân viên văn phòng do thói quen làm việc không khoa học, ít vận động cùng chế độ dinh dưỡng không hợp lý.

Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ

Ngồi trước màn hình vi tính quá lâu là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ (Ảnh: rawal.me)

10 cấp độ thoái hóa đốt sống cổ

Là đầu mối then chốt liên kết giữa đầu và thân, đốt sống cổ là bộ phận hoạt động linh hoạt nhẹ nhàng nhất. Nếu đốt sống cổ bị “gỉ sắt” , hoạt động của vùng cổ, đầu và xung quanh vai gáy đều sẽ chịu ảnh hưởng. Các chuyên gia xương khớp phân loại thoái hóa đốt sống cổ từ nhẹ tới nặng thành 10 cấp độ. Bạn hãy tìm hiểu xem mình đang ở cấp độ nào để có điều chỉnh sinh hoạt phù hợp.

Cấp độ 1: Khi ngửa đầu nhìn lên trần nhà, có cảm giác bị cứng và đau cổ

Cấp độ 2: Thường xuyên đau mỏi cổ thậm chí cảm giác đau và cứng ở vai và lưng

Cấp độ 3: Khi ngủ dễ dàng bị tụt khỏi gối, khó vận động cổ sau khi tỉnh giấc, cảm giác đau, khó chịu ở cổ

Cấp độ 4: Cảm giác tê cánh tay đôi lúc thấy mờ mắt

Khi ngửa đầu nhìn lên trần nhà, có cảm giác bị cứng và đau cổ (Ảnh: twitter.com)

Cấp độ 5: Dáng đi xiêu vẹo, thị lực giảm tới mức không thể đi lại trên một đường thẳng

Cấp độ 6: Hoạt động của cổ, vai, cánh tay bị hạn chế, thậm chí không thể cầm bút viết bình thường

Cấp độ 7: Chỉ có thể dùng thìa, không thể dùng đũa gắp thức ăn như bình thường

Cấp độ 8: Cảm giác thân thể yếu đến mức đi lại không có sức lực, không trọng lượng như bước đi trên bông

Cấp độ 9: Các chức năng sinh lý như tiểu tiện, đại tiện khó khăn

Cấp độ 10: Tình hình trở nên rất nghiêm trọng, không thể rời khỏi giường (ngồi nằm một chỗ)

Bạn đang ở cấp độ mấy trong mười cấp độ nêu trên? Hầu hết mọi người đều có cảm giác đau mỏi vai gáy ở cấp độ một và hai. Nếu bạn thấy mình ở cấp độ ba tức là bản thân đã chớm bị thoái hóa đốt sống cổ. Nếu ở cấp độ bốn bạn cần tới bệnh viện kiểm tra, ở cấp độ sáu có thể phải làm phẫu thuật để trị liệu. Khi bị tới cấp độ chín và mười là ở mức cực nguy hiểm.

Biện pháp phòng ngừa thoái hoá đốt sống cổ ở người trẻ
Các đối tượng từ học sinh, sinh viên, người trẻ tuổi đang làm việc trong môi trường dễ gây các bệnh lý về xương khớp, thoái hoá đốt sống cổ nên:

Điều chỉnh tư thế ngồi chuẩn để không bị thoái hóa đốt sống cổ (Ảnh: ancotnam.vn)

– Điều chỉnh lại tư thế đi đứng, ngồi nằm cho đúng, đặc biệt là tư thế ngồi.

– Phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để giảm áp lực cho đốt sống cổ.

– Tạo thói quen tập luyện thể dục thể thao với các môn như bơi lội, đạp xe, tập yoga…

– Đa dạng thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày để cung cấp đủ chất cần thiết, tăng cường hệ miễn dịch giúp xương khớp chắc khỏe

Cách điều trị thoái hóa cột sống ở người trẻ tuổi

Bệnh thoái hóa cột sống là một bệnh mãn tính, không thể điều trị triệt để được nên người bệnh chỉ có thể giảm đi các triệu chứng của bệnh. Dưới đây là một số phương pháp giảm đau thoái hóa cột sống hiệu quả không cần dùng thuốc.

Chườm nóng bằng muối rang hoặc ngải cứu giúp giảm đau đốt sống cổ (Ảnh: youtube.com)

1. Chườm nóng 

Việc chườm nóng hay ngâm mình trong nước ấm khoảng 15 phút là cách giảm đau cột sống vô cùng hiệu quả mà không cần dùng thuốc, thích hợp cho người mới bị thoái hóa cột sống.

Chườm nóng bằng muối rang hoặc ngải cứu là biện pháp dân gian hữu hiệu để xua đi các cơn đau cũng như mệt mỏi của công việc và cuộc sống. Đây chính là khoảng thời gian để bạn thư giãn và nghỉ ngơi rất tốt.

2. Tập thể thao mỗi ngày

Tập thể thao hàng ngày không chỉ giúp cơ thể dẻo dai săn chắc hơn mà còn góp phần làm giảm đau cột sống vô cùng hiệu quả. Với các bài tập nhẹ nhàng, tác động tích cực đến sự co giãn của cột sống như đi bộ, yoga hay bơi lội sẽ giúp cho người bệnh cảm thấy thư giãn, các cơ giãn ra sẽ giúp các cơn đau tan biến đi một cách nhẹ nhàng nhất.

3. Điều trị thoái hóa cột sống bằng vật lí trị liệu

Điều trị thoái hóa cột sống bằng vật lí trị liệu là biện pháp rất hiệu quả, có thể giúp thuyên giảm bệnh đến 80%. Với các thiết bị, máy móc hiện đại tiên tiến hàng đầu trong điều trị thoái hóa, vật lí trị liệu sẽ giúp ngăn chặn các cơn đau, giúp các cơ co giãn, cột sống được kéo giãn bằng máy và giảm nhanh các cơn đau cột sống, góp phần giúp bệnh mau lành hơn.

Châm cứu có thể giảm thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả (Ảnh: dobrebadanie.pl)

4. Xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu để giảm đau

Xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu là cách tốt để giảm đau do thoái hóa cột sống rất hiệu quả. Đây là các phương pháp tác động từ bên ngoài, trực tiếp kích thích lên các vùng bị thoái hóa, giúp giảm đau tức thời, đẩy lùi các cơn đau cấp. Nếu kiên trì áp dụng các biện pháp này trong một thời gian dài có thể điều trị dứt điểm bệnh mà không cần dùng thuốc hay bất cứ phương pháp điều trị tốn kém nào khác.

Theo Soundofhope
Kiên Định

Exit mobile version