Trường hợp anh Phạm Văn Thách, 22 tuổi ở Quảng Ngãi tử vong sau khi bị chó dại cắn. Trước Tết, anh Thách bị chó cắn vào đầu ngón tay chảy máu, nhưng chủ quan không đi tiêm. Một tuần sau khi chó cắn, anh Thách lên cơn, chết đột ngột.
Trường hợp anh Phạm Văn Thách, 22 tuổi ở Quảng Ngãi tử vong sau một tuần bị chó dại cắn. Theo lời kể của chị Phạm Thị Siêu (vợ anh Thách) kể, trước Tết, anh Thách đến nhà người thân ở xã Ba Vì, H. Ba Tơ chơi thì bị một con chó con cắn vào đầu ngón tay chảy máu. Cón chó này vừa được chủ nhà đem từ Kon Tum về.
Vì nghĩ chó cắn bình thường nên anh Thách không đi chích ngừa. Gần 1 tuần sau thì con chó cắn anh Thách chết đột ngột. Anh Phạm Văn Thách cũng bắt đầu lên cơn đau.
Trước đó, sau khi bị chó cắn, anh Thách không chịu đi tiêm ngừa bệnh dại mà tìm đến thầy cúng trừ bệnh và uống thuốc không rõ nguồn gốc. Vài ngày sau, anh Thách bắt đầu sốt cao, co giật và phát bệnh dại, khi đến Trung tâm y tế huyện thì không thể cứu chữa dẫn đến tử vong.
“Gia đình đưa anh Thách nhập viện Trung tâm y tế H. Ba Tơ một đêm, rồi chuyển ra bệnh viện Quảng Ngãi nhưng không kịp vì anh ấy phát bệnh dại nặng, gia đình đưa về nhà một ngày rồi lên cơn co giật, la ó rồi qua đời”, chị Siêu trao đổi với Công An Tp. Đà Nẵng.
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, chính quyền địa phương xã Ba Vì, Ba Xa cũng đã tiêu hủy số chó trước đó có cắn người. Trung tâm y tế H. Ba Tơ phối hợp với chính quyền địa phương đã đưa hơn 20 người dân là người thân, hàng xóm của anhThách đến Trung tâm y tế chích thuốc ngừa dại.
Trung tâm y tế H. Ba Tơ cũng đã huy động tăng cường huyết thanh chống dại để tiêm cho người dân 2 xã Ba Xa và Ba Vì.
Bác sĩ Phạm Thị Phượng, Giám đốc Trung tâm y tế H.Ba Tơ cho biết: “Nhiều hộ dân vùng sâu, vùng xa nhận thức thấp nên khi đau ốm thường không đến ngay cơ sơ sở y tế để khám, chữa bệnh. Do tập quán lâu đời, người dân hay tìm đến thầy cúng. Đến lúc bệnh nặng mới xuống y tế thì đã muộn”.
Theo Người Lao Động, từ đầu năm 2018 đến nay, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ đã tiếp nhận 3 nạn nhân bị chó dại cắn nhưng đều chủ quan không tiêm phòng, trong đó có người phụ nữ làm nghề buôn chó.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu, bệnh viện (BV) Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Hà Nội cho biết, ngày 4/3, bệnh nhân 40 tuổi ở Bắc Giang được chuyển đến BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng hoảng loạn, sợ nước, sợ gió… nhưng tối cùng ngày bệnh nhân đã lên cơn dại và tử vong.
Bệnh nhân làm nghề kinh doanh, buôn bán thịt chó. Cách đây hơn 1 tháng, trong khi bắt chó ở lồng để làm thịt, chị bất ngờ bị một con khó khác cắn vào chân. Một ngày sau đó, chị cũng lôi con chó đã cắn mình ra làm thịt. Sau khoảng 40 ngày, chị lên cơn dại.
Trước đó, một bệnh nhân 60 tuổi ở Nghệ An đã nhập viện sau khi lên cơn dại vì bị chó cắn khoảng hơn 1 tháng. Khoảng 6 ngày sau khi cắn người, con chó chết nhưng nạn nhân chủ quan nghĩ là chó ốm nên đã không tiêm phòng. Sau 5 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân lên cơn dại, hấp hối nên gia đình đã xin về.
Chó dại là những con chó nhà hoặc chó hoang bị mắc bệnh dại. Khi bị nhiễm virus dại, chó biểu hiện ở hai dạng là thể dại câm (bại liệt hay im lặng) và thể dại cuồng (hay thể dại điên).
Thực tế, nhiều con chó mắc bệnh dại có thể biểu hiện cả hai dạng lâm sàng này một cách xen kẽ nhau, thời gian đầu có biểu hiện điên cuồng, bị kích động sau đó chuyển sang dạng bị ức chế và bại liệt. Phần lớn chó bị dại tính tình thường thay đổi, nằm yên một chỗ, lừ đừ hay kích động chạy rông, cắn xé hoảng loạn hay liệt chân nên hay chạy vòng tròn, chảy nước bọt, nấp vào chỗ tối, lờ đờ rồi chết.
Ngay sau khi bị chó cắn, mọi người nên nhanh chóng cách ly con chó đã cắn người ra một khu vực khác và nhốt lại để theo dõi. Không nên đánh đập và tìm cách bắt giữ nó ngay lúc đó vì có thể nó sẽ cắn thêm nhiều người nữa trong lúc bị đuổi bắt.
Trong trường hợp bị chó cắn, cần theo dõi con chó trong vòng 10 ngày. Nếu qua thời gian này con chó chết và có biểu hiện bất thường như trên cần phải tiêm phòng vắc-xin dại ngay.
Bác sĩ Cấp cũng khuyến cáo người thường xuyên tiếp xúc với chó, mèo (giết mổ chó mèo, nhân viên thú y…) nên tiêm phòng vắc-xin dại để dự phòng các nguy cơ.
Phương Nam