Đại Kỷ Nguyên

Ngâm chân rất tốt cho sức khoẻ nhưng ai không nên ngâm, ngâm như thế nào mới đúng cách

Dân gian Trung Hoa có câu: “nước nóng ngâm chân, hơn ăn nhân sâm”. Ngoại trừ dùng nước nóng ngâm chân ra, thì có thể thêm vào chậu nước ngâm một số nguyên liệu, sẽ đem lại hiệu quả thần kỳ.

Ngâm chân có thể tăng cường sức khỏe nhưng một số người không nên ngâm.

Theo học thuyết Kinh Lạc của Đông Y mà nói, hai chân là một trong những bộ phận dày đặc huyệt vị nhất trong cơ thể. Khi ngâm chân thì thông qua kinh lạc, có thể bảo vệ, tăng cường sức khỏe cho tạng phủ trong cơ thể. Thời điểm ngâm chân tốt nhất là trước khi ngủ, ngâm hai chân vào nước ấm chừng 40 độ C, mỗi lần ngâm 20-30 phút (trong thời gian đó có thể thêm nước nóng hoặc đun để duy trì nhiệt độ) ngâm xong da hiện màu ửng đỏ là tốt nhất, đồng thời còn có thể kết hợp xoa bóp chân và lòng bàn chân.

Chuyên gia lưu ý rằng những người đặc thù như bị bệnh tim, suy tim, huyết áp thấp, thường xuyên choáng váng đầu thì không thích hợp dùng nước quá nóng để ngâm chân.

Thêm ba loại nguyên liệu sẽ đạt được hiệu quả tuyệt vời.

Đối với một số người đặc biệt thì thêm vào một số nguyên liệu khi ngâm chân sẽ càng khởi tác dụng bảo vệ tăng cường sức khỏe.

Gừng tươi trừ hàn (lạnh). Người sợ lạnh, tay chân dễ lạnh có thể dùng gừng tươi để ngâm chân. Lấy 15-30g gừng tươi đem đập nát, cho vào nồi sau đó đổ nước vào, đậy vung đun khoảng 10 phút, đun xong đổ nước gừng ra, pha thêm nước lạnh sao cho nhiệt độ tới tầm 40 độ C. Nếu như khi ngâm chân dùng nhiều nước hoặc người mắc chứng sợ lạnh tương đối nặng thì có thể gia tăng thêm lượng gừng.

Vỏ quế, hạt tiêu giúp giảm sưng phù. Vỏ quế, hạt tiêu là những hương liệu thường được sử dụng trong nấu nướng. Dùng nó để ngâm chân đối với người bệnh thận bị phù thì có tác dụng làm thuyên giảm triệu chứng phù thũng. Có thể dùng hạt tiêu và quế bì 15 g (một nhúm nhỏ và một miếng nhỏ) đun lên rồi ngâm chân. Phương pháp đun và pha chế tương tự như khi thêm gừng.

Đồng thời ngâm tay hiệu quả còn tốt hơn

Chuyên gia cho rằng ngoại trừ ngâm chân thì còn có thể ngâm tay, phối hợp cả hai hiệu quả sẽ càng tốt. Đặc biệt là tại mùa đông lạnh giá, đối với phụ nữ dương khí hư, sợ lạnh, người già tay chân dễ lạnh mà nói, tác dụng bảo vệ tăng cường sức khỏe càng thêm rõ rệt.

Ngâm tay phát huy tác dụng trừ hàn đặc biệt, gia tăng tuần hoàn máu của những mạch máu ngoại vi. So với ngâm chân thì ngâm tay thực hiện lại càng dễ dàng hơn: lấy một bồn nước nóng, nhiệt độ chừng 40 độ C, lượng nước sao cho ngâm được cả hai tay là thích hợp, hai bàn tay xòe ra, ngâm trong nước ấm chừng 5-10 phút, nếu như trong quá trình ngâm nhiệt độ giảm thì có thể thêm nước nóng hoặc đun để duy trì nhiệt độ.

Theo secretchina

Đại Hải

Xem thêm:

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.

Exit mobile version