Đại Kỷ Nguyên

Uống nước thế nào cho đúng? Nước ấm chính là “Nước phục sinh”!

Khi mới ngủ dậy vào buổi sáng, bạn thường hay uống nước ấm hay nước lạnh? Theo quan điểm của Đông y, buổi sáng là thời gian thịnh của dương khí, khi đó nếu uống nước lạnh sẽ rất hại dương khí. Nhiệt độ của cơ thể trung bình là 37°C, nếu như bạn uống một cốc nước chỉ với vài độ, chắc chắn nó sẽ có ảnh hưởng xấu đến cơ thể bạn.

Vào buổi sáng, sự tuần hoàn máu của cơ thể, huyết áp, các chức năng của các cơ quan nội tạng, đều đang trong thời gian hồi phục. Đặc biệt là những người giữ thới quen này trong thời gian lâu, nó có thể sẽ dẫn đến nhiều loại bệnh như viêm mũi dị ứng, các bệnh về đường ruột, rụng tóc…

Việc uống nước lạnh nhiều, cho dù là vào thời gian nào đi nữa, đều rất không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là những đồ uống được ướp lạnh, nếu như người nào có sức khỏe không tốt thì khi uống nước được ướp lạnh sẽ cảm thấy nhức đầu. Đó chính là tín hiệu cho thấy cơ thể không được thoải mái.

Đồ uống có gas có chứa rất nhiều đường, sẽ làm gia tăng sự xói mòn của canxi ( Ảnh: Internet)

Vậy uống nước cần chú ý những điểm gì?

1. Không uống nhiều đồ uống có gas

Hầu hết loại đồ uống này có chứa rất nhiều đường, thậm chí còn làm gia tăng sự xói mòn của canxi. Các vận động viên chuyên nghiệp hầu như không uống đồ uống có gas, nó sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp thể thao của họ.

2. Không nên vừa ăn cơm vừa uống nước

Nước sẽ làm loãng axít trong dạ dày, sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa. Nếu như duy trì lâu dài thói quen này, sẽ dẫn đến các bệnh về đường ruột.

3. Không nên đợi đến khi rất khát rồi mới uống nước

Khát nước là tín hiệu của cơ thể khi thiếu nước, khi nào càng khát thì khi đó cơ thể mất nước càng nghiêm trọng. Có người khi công việc bận rộn quên cả uống nước, khi nào khát không chịu được thì mới uống. Tốt nhất chúng ta nên uống nước ngay khi cảm thấy khát.

4. Vừa vận động xong không nên một lúc uống nước quá nhiều

Rất nhiều người có thói quen uống nước quá nhiều khi vừa hoạt động xong. Thậm chí có người liền một lúc uống liền mấy cốc nước. Khi uống quá nhiều nước như thế sẽ đẩy nhanh sự mất các nguyên tố khoáng vi lượng, và cũng khiến cho bụng bị trướng lên. 

Buổi sáng uống nhiều nước ấm rất tốt cho dạ dày. ( Ảnh: Internet)

3 tác dụng của nước ấm

Các nhà khoa học Nga, Mỹ, Nhật đều cho rằng nước ấm là “nước phục sinh”. Thường xuyên duy trì thói quen uống nước ấm 20- 25°C, sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho cơ thể.

Các nhà khoa học Nga, Mỹ, Nhật đều cho rằng nước ấm là “nước phục sinh”. (Ảnh: jillianwrightskincare.com)

1. Bí quyết bảo vệ dạ dày

Các bác sĩ cho rằng, buổi sáng uống nước ấm sẽ giúp gi tăng sự tuần hoàn máu, phòng ngừa bệnh tim và huyết quản. Buổi sáng nên uống nước trắng là tốt nhất, không nên cho thêm muối (nếu như uống nước muối sẽ làm tăng tính thẩm thấu và mất nước, khiến cho miệng càng khô hơn. Hơn nữa, buổi sáng là lúc huyết áp lên cao nhất, nếu như uống nước muối sẽ khiến cho cơ huyết áp còn tăng cao hơn). Nước mật ong cũng là một cách rất tốt cho người bị táo bón. Khi sáng ngủ dậy với bụng trống rỗng, thì không nên uống nước ấm quá 150ml.

2. Vệ sinh khoang miệng

Bác sĩ cho biết, nước ấm là một loại thuốc bảo vệ rất tốt. Nước ấm không kích thích khoang miệng và cổ họng. Dùng nước ấm để súc miệng, sẽ cảm thấy sạch sẽ và thoải mái, dễ dàng làm sạch vi khuẩn, và cặn thức ăn.

3. Thúc đẩy sự hấp thụ

Các bác sĩ cho biết, uống nước ấm vào buổi sáng không những giúp cải thiện tình trạng táo bón, giảm bớt nguy cơ nghẽn mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Nó còn có tác dụng hỗ trợ hấp thụ thức ăn của bữa sáng.

Rất nhiều người có thói quen uống nước lạnh vào buổi sáng. Các chuyên gia cho rằng, nếu như giữ thói quen đó trong vòng 2 năm, nhiều nhất là 4 đến 5 năm, thì cơ thể chắc chắn sẽ xuất hiện vấn đề. Vì sức khỏe của bạn hãy thay đổi thói quen đó ngay từ hôm nay nhé!

Theo Secretchina
Thiên Minh biên dịch

Xem thêm:

Exit mobile version