Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (NIHE) cho biết, trong năm 2018 chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia không sử dụng vaccine 5 trong 1 Quinvaxem ngừa Haemophilus Influenza type B, ho gà, uốn ván, viêm gan siêu vi B và bạch hầu. Lý do, công ty sản xuất bán nhà máy cho đối tác khác. 

Vaccine 5 trong 1 Quinvaxem không còn sử dụng ở Việt Nam
Vaccine 5 trong 1 Quinvaxem không còn sử dụng ở Việt Nam

Theo VTC14, vaccine được thay thế là DPT, viên gan B, Hib có thành phần tương đương vaccine Quinvaxem. Lịch tiêm không thay đổi, tiêm 3 liều, liều đầu tiên khi trẻ được 2 tháng tuổi. Các liều tiếp theo cách nhau tối thiểu 30 ngày. Tiêm nhắc lại mũi thứ 4 cách mũi thứ 3 tối thiểu 1 năm. Và phải tiêm trước thời điểm trẻ được 48 tháng.

Trước khi được cấp phép và lưu hành tại Việt Nam vaccine DPT, viên gan B, Hib đã sử dụng hơn 400.000 liều tại trên 40 quốc gia. Vaccine đạt tiêu chuẩn tiền kiểm định của Tổ chức Y tế thế giới ( WHO), đã được Bộ Y tế thẩm định, cấp số đăng ký.

Vaccine 5 trong 1 Quinvaxem không còn sử dụng ở Việt Nam
Vaccine 5 trong 1 Quinvaxem không còn sử dụng ở Việt Nam

Dự kiến vaccine mới sẽ tiêm thí điểm vào quý 2 năm 2018 tại 4 tỉnh: Hà Nam, Đồng Tháp, Kon Tum, Bình Định. Vaccine do Ấn Độ sản xuất và được tiêm miễn phí cho trẻ trong chương trình mở rộng tại điểm tiêm chủng xã, phường…

Trong năm 2013, có ba ca tử vong sau tiêm chủng khiến dư luận e ngại vắc-xin Quinvaxem. Tuy nhiên, qua điều tra cho thấy nguyên nhân là do tiêm nhầm thuốc khác thay vì tiêm vắc-xin viêm gan B, không hề liên quan đến Quinvaxem. Tiếp sau đó, có hơn mười ca tử vong khác sau khi tiêm Quinvaxem khiến Bộ Y tế phải tạm ngưng tiêm vắc-xin này và báo cáo với Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Kết luận điều tra của WHO đã khẳng định hầu hết các trường hợp tử vong là do trùng hợp ngẫu nhiên với các bệnh khác ở trẻ. WHO cũng đã kết luận Quinvaxem an toàn và khuyến cáo sử dụng trở lại.

H.H