Đại Kỷ Nguyên

Vị ngọt “chết người”: Đường kích thích khởi phát và nuôi tế bào ung thư

Nói đến đường, bạn sẽ liên hệ đến những chiếc răng sâu, nhưng thực ra vấn đề nghiệm trọng hơn nhiều. Đường thúc đẩy quá trình hình thành nhiều bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường typ 2, cao huyết áp… và các chuyên gia đề xuất dán nhãn cảnh báo thực phẩm có bổ sung đường tương tự như với thuốc lá.

Từ hơn một thập kỷ qua, các chuyên gia y tế đã nghiên cứu và cảnh báo tác động của đường đối với sức khỏe dân chúng là vô cùng lớn. Họ cho rằng việc lạm dụng đường trong ăn uống hàng ngày là một nguyên nhân hàng đầu khiến vấn đề bệnh tật trở nên phức tạp như hiện nay.

(Ảnh: Shutterstock)

TS Mercola, chuyên gia nổi tiếng về dinh dưỡng tự nhiên của Mỹ, đã tổng kết được một danh sách 76 vấn đề sức khỏe có liên quan đến đường, xem đó như là “đường dây” kết nối người tiêu dùng với bệnh viện.

Những vấn đề phổ biến đã được nhiều nghiên cứu khoa học xác nhận là:

Hai loại đường được dùng phổ biến nhất trong các loại thực phẩm là đường tinh luyện và siro fructose từ bắp (HFCS, high fructose corn syrup), đây cũng là hai loại nguy cơ nhất cho sức khỏe con người. Bạn có thể dễ dàng quan sát thấy HFCS trong nhiều loại đồ uống công nghiệp được bày bán khắp nơi. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy chỉ cần dùng fructose trong vòng hai tuần thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch đã tăng lên rõ rệt.

TS Lustig, người có 16 năm kinh nghiệm điều béo phì ở trẻ em, cho rằng mức nguy hại của đường ngang cấp với thuốc lá, với cocain. Theo ông, nó không phải vấn đề dư thừa năng lượng hay tăng cân, mà thực sự đó là một yếu tố gây bệnh.

Theo TS Lustig, lượng đường mà cơ thể chúng ta có thể chuyển hóa là có giới hạn, chỉ khoảng 6 thìa cà phê, tức là đương đương với 24 g mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ uống một lon côca côla thì có thể bạn đã nạp đến 40g rồi. Chưa kể đến lượng đường có trong nhiều loại thực phẩm khác mà bạn nạp vào trong ngày, ví như: uống cà phê, ăn sữa chua, …

Vấn đề khiến các nhà nghiên cứu thắc mắc là tại sao người ta lại dùng nhiều đường đến như vậy? Đó là bí mật ít ai ngời tới! Vị đường sẽ che đi những lỗi về hương vị cho thực phẩm, đồng thời gây nghiện, và kích thích người ta dùng nhiều hơn. Trong một số nước giải khát có chứa caffeine và muối khoáng. Caffeine là một chất điện giải, lợi tiểu, khiến bạn kích thích bạn đi tiểu nhiều. Cùng lúc đó bạn đưa vào trong người mình một lượng muối, do đó chúng làm bạn cảm thấy háo nước hơn, và tất nhiên sẽ uống nhiều hơn. Việc bổ sung đường khiến các lỗi về vị do muối gây ra sẽ bị che đi mất. Đường cũng sẽ lấn át được vị lạ của một số chất bảo quản mà người ta đưa vào nước giải khát.

(Ảnh: internet)

Một số đồ thực phẩm sẽ rất nhạt nhẽo và không giữ được cấu trúc nếu người ta không có đường. Hơn thế nữa, nghiên cứu còn cho thấy khả năng gây nghiện của đường gấp 8 lần cocaine. Và các em bé ít tuổi là đối tượng dễ nghiện nhất. Đó là lý do tại sao bạn đã uống nước ngọt thì rất dễ quen, còn các em bé thì lại mê cả lên khi thấy đồ bánh kẹo và nước ngọt. Theo TS Lustig thì đường đã đảo lộn sự hoạt động của các hoóc-môn trong cơ thể, làm nó không nhận ra được lúc nào nên tích lũy hay đốt cháy. Một khi đã tăng cân thì việc hạ xuống thường rất khó. Các chế độ ăn kiêng thường chỉ kéo dài được khoảng hai tháng, tối đa là sáu tháng.

Đường kích thích khởi phát ung thư, nuôi tế bào ung thư

Tốc độ phát triển các bệnh ung thư tăng một cách chóng mặt ở nhiều quốc gia khác nhau. Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Khảo sát Lâm sàng cho thấy đường dường như chịu trách nhiệm trong việc mồi dẫn các khối u. Thêm vào đó, nó còn cung cấp năng lượng cho những tế bào ung thư.

Trong những nghiên cứu của TS Otto Warburg, người đã đạt giải Nobel năm 1934 về sinh lý tế bào ung thư, đã chỉ rõ rằng tế bào ung thư cần đường để sống sót và phát triển.

Ngoài ra, mối liên hệ giữa việc tiêu thụ đường và nguy cơ bị Alzheimer cũng được các nhà khoa học làm sáng tỏ.

Sự phổ biến đường trong cuộc sống hàng ngày đã quen thuộc đến mức mà bạn chẳng muốn đặt câu hỏi nghi vấn về nó nữa. Tuy nhiên, theo các chuyên gia sức khỏe thì nó thực sự đang ngấm ngầm phá hoại sức khỏe của bạn, và họ vẫn đang “đấu tranh” để giảm lượng đường trong khẩu phần ăn hàng ngày của dân chúng.

(Ảnh: internet)

Mạnh Lạc

Xem thêm:

Exit mobile version