Sau 30 năm đưa vắc xin viêm gan B vào sử dụng, hàng tỷ liều đã được tiêm cho các em bé, nhưng đến nay nhiều người vẫn chất vấn về sự cần thiết cũng như mức độ an toàn của nó. Viêm gan B là bệnh nguy hiểm, nhưng chủ yếu là lây nhiễm qua con đường tình dục, dùng chung kim tiêm, truyền máu…, rủi ro với trẻ sơ sinh rất nhỏ. Vậy tại sao giới chức y tế vẫn thúc đẩy để tiêm cho tất cả các bé?
Những người làm cha mẹ cần ‘đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng’: Viêm gan B là gì?
Viêm gan B lây nhiễm gây ra bởi siêu vi viêm gan B (HBV). HBV được truyền từ người sang người qua máu, tinh dịch hoặc dịch cơ thể khác. Khi HBV nhập vào gan, nó xâm nhập các tế bào gan và bắt đầu nhân lên. Điều này gây ra viêm nhiễm trong gan và dẫn đến các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm viêm gan B.
Cách HBV lây truyền phổ biến bao gồm:
Quan hệ tình dục. Có thể bị nhiễm nếu có quan hệ tình dục không an toàn với một đối tác mắc bệnh.
Dùng chung kim tiêm. HBV dễ dàng lây truyền qua bơm kim tiêm dính máu nhiễm bệnh. Chia sẻ vật liệu ma túy tiêm tĩnh mạch (IV) đặt vào nguy cơ cao bị viêm gan B.
Vô tình dính kim. Viêm gan B là một mối quan tâm đối với nhân viên y tế và bất cứ ai tiếp xúc với máu người.
Từ mẹ sang con. Phụ nữ mang thai bị nhiễm HBV có thể truyền virus sang con trong khi sinh.
Với trẻ sơ sinh, lây nhiễm qua đường tình dục, tiêm chích ma túy đã bị loại trừ. Nếu các bé phải truyền máu, thì về nguyên tắc, các dụng cụ y tế đều phải vô trùng, máu cũng đã được sàng lọc để đảm bảo không bị nhiễm HBV. Như vậy, khả năng lây nhiễm còn lại đối với trẻ sơ sinh là từ người mẹ. Nếu người mẹ chưa mắc bệnh, thì ai cũng đều phải ý thức được mối nguy hiểm từ viêm gan B, mà ra sức bảo vệ mầm non đang lớn dần lên trong người mình. Trong trường hợp này, việc giáo dục sức khỏe cho cộng đồng sẽ rất quan trọng. Nếu người mẹ đã mang bệnh, nguy cơ truyền sang con là có thể, nhưng một khi đã mang bệnh và truyền sang con khi sinh nở thì việc tiêm vắc xin không còn nhiều ý nghĩa, vì mục đích tiêm là để phòng ngừa.
Vì vậy, nhiều chuyên gia đánh giá rằng tiêm vắc xin mở rộng cho tất cả các trẻ sơ sinh là không cần thiết, không thuyết phục.
Tổ chức Y tế Thế giới nói an toàn, thực tế vẫn thường xuyên gặp tử vong
Người ta kỳ vọng tiêm vắc xin viêm gan B lúc sơ sinh mang lại sự bảo hộ cho trẻ trong những năm về sau, tuy nhiên, một số nghiên cứu đã không tìm thấy hoặc rất ít kháng thể chống viêm gan B sau 7-10 năm trẻ được tiêm chủng, như vậy tính bảo hộ không còn nữa. Một nghiên cứu cho thấy có đến 15% trẻ ở tuổi teen là dương tính với HBsAg, tức là trẻ đã mang virus viêm gan B, mặc dù đã thực hiện đầy đủ các mũi chủng ngừa theo yêu cầu.
Các nhà nghiên cứu sẽ không căng thẳng nhiều nếu như việc tiêm vắc xin là nguy hại với trẻ. Vấn đề ở chỗ là nó chứa đựng nhiều nguy cơ khác nhau, bên cạnh các rủi ro sức khỏe đã được cảnh báo như: đa xơ cứng cơ, bệnh tự miễn, tự kỷ… các ca tử vong đã được ghi nhận sau khi trẻ được tiêm loại vắc xin này không phải là hiếm.
Tổ chức Y tế Thế giới vẫn tuyên bố rằng vắc xin viêm gan B có độ an toàn cao, nhiều quan chức y tế cũng khẳng định chưa có tử vong ghi nhận sau khi tiêm, rằng quy trình tiêm chủng được thực hiện rất nghiêm ngặt nhưng thực tế có thể là một câu chuyện khác.
Ví dụ:
Ngày 20/07/2013, 3 trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm vắc xin viêm gan B tại Quảng Trị (theo Vietnamnet – VNN)
Ngày 23/07/2013, thêm một trẻ sơ sinh tử vọng sau khi tiêm vắc xin này (VNN)
Ngày 25/07/2013, VNN cũng đưa tin về việc Mỹ cũng cảnh báo vắc xin viêm gan B gây tử vong ở trẻ. Năm 2011, một tòa án ở Mỹ phán quyết yêu cầu nhà sản xuất phải bồi thường 445.000 USD cho cô Tambra Harris vì những thương tổn cô gặp phải vì tiêm vắc xin này.
Theo VNN, “việc tiêm phòng vắc-xin viêm gan B thường kỳ cho mọi trẻ sơ sinh bắt đầu từ năm 1992 ở Mỹ, và theo cơ quan Hệ thống báo cáo các sự cố gây hại của vắc-xin (VAERS), đã có 36.788 trường hợp chính thức được ghi nhận có phản ứng bất lợi sau khi tiêm vắc-xin viêm gan B trong giai đoạn 1992 – 2005. Trong số này, 14.800 trường hợp đủ nghiêm trọng để phải nhập viện, mắc các vấn đề đe dọa tới mạng sống hoặc khuyết tật vĩnh viễn. Hơn thế nữa, 781 người được thông báo đã chết sau khi tiêm vắc-xin viêm gan B.
Các con số thống kê trên được cho là có thể thấp hơn nhiều so với thực tế, vì công chúng có thể thiếu nhận thức về cách phát hiện những biểu hiện hoặc triệu chứng phản ứng vắc-xin.”
Trong thời gian qua, tính riêng tại Việt Nam, các trường hợp tử vong sau khi tiêm vắc xin viêm gan B vẫn ‘lác đác’ xảy ra.
Gần đây nhất, ngày 26/08/2015, báo Tiền Phong đưa tin mot bé trai khỏe mạnh bị tử vong sau khi tiêm vắc xin viêm gan B tại Đắk Lắk.
Vắc xin an toàn, quy trình tiêm đúng chuẩn… Vậy thì nguyên nhân do đâu?
Thông tin mà người ta thường thấy các Sơ ban ngành đưa ra là, mấy chục bé cùng tiêm một ngày, cùng một lô vắc xin, một đội y tá bác sĩ… nhưng chỉ có bé A là bị sốc, bị tử vong. Do vậy tâm lý không tiếp tục truy tìm nguyên nhân từ vắc xin (vốn luôn được khẳng định là độ an toàn cao) đã thành khá phổ biến. Một lô vắc xin đó, mấy nghìn em bé không sao! Như vậy thì nguyên nhân là do bác sĩ, người tiêm? Lại càng khó, bởi vì không thấy sơ hở nào trong quá trình tiêm. Vậy nên cuối cùng thì nhiều khả năng cái tử vong đó chỉ là “sự trùng hợp ngẫu nhiên”, bởi vì em bé có vấn đề bệnh lý nào đó, hoặc là do cơ địa đặc biệt rồi thành như thế!
Thực ra, một vài nghìn liều, hoặc một vài chục liều vắc xin tiêm ra mà không có tử vong cũng là chuyện rất bình thường, nếu không thì người ta đã bỏ vắc xin từ lâu rồi vì tỷ lệ chết cao quá. So sánh với tỷ lệ tử vong do giao thông tại Việt Nam, năm 2014 ước tính có 9000 người chết do tai nạn giao thông với dân số là khoảng 90 triệu, vậy tỉ lệ là 1 người chết / 10.000 người. Do vậy nếu cơ quan chức năng thông báo rằng vài trăm nghìn trẻ đã tiêm vắc xin nhưng không có tử vong xảy ra, thì cũng không thể vì vậy mà bỏ qua việc nghi vấn xem rủi ro có thể đến từ chính vắc xin đó.
Con số thống kê trường hợp tử vong hoặc tai biến thực sự có liên quan đến vắc xin cần được công bố rộng rãi thường xuyên để đánh giá mức độ an toàn, đồng thời dân chúng chủ động lựa chọn cho mình quyền tiêm vắc xin hay không.
Không phủ nhận rằng trong mấy chục năm gần đây, sức khỏe cộng đồng nói chung ở nhiều nước, đặc biệt là các khu vực đang phát triển đã được cải thiện đáng kể. Nhiều người gắn thành tựu này với vắc xin, tuy nhiên điều đó không hẳn đúng, bởi vì việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể thông qua việc tăng cường dinh dưỡng, cải thiện môi trường sống đặc biệt là điều kiện vệ sinh, cách lý cá nhân khi có bệnh… mới là nguyên nhân then chốt. Trong báo cáo về nguyên nhân tử vong tại các nước đang phát triển, thì WHO cũng đưa ra nguyên nhân liên quan đến dinh dưỡng, vệ sinh…chứ không phải là sự thiếu vắng vắc xin nào đó.
Tất nhiên, việc lựa chọn tiêm vắc xin hay không, tiêm loại gì, đó là thuộc về quyền của mỗi người làm cha mẹ. Nhưng các thông tin từ những nhà nghiên cứu độc lập không có liên quan đến quyền lợi kinh tế và chính trị cũng rất đáng để tham khảo.
Đình Vũ
Xem thêm: