Vẫn nghe các vị cha mẹ hay than thở: “nuôi con sao tốn kém và vất vả thế! Bây giờ mình chỉ có 1-2, ngày xưa ông bà có 9-10 người con. Vậy là sao đây?”. Hay là chúng ta quá phức tạp hóa vấn đề? Hay là chúng ta đang bị dẫn đi sai đường?
Điều thú vị là ngay tại những nước công nghệ cao hàng đầu tại châu Âu, Mỹ…thì nhiều chuyên gia lại đang dày công tìm về các giải pháp tự nhiên, nghiên cứu cách thức mà Đông Y đã dùng để chăm sóc sức khỏe. Chúng tôi sẽ lần lượt chia sẻ một số ví dụ để bạn suy xét. Hôm nay sẽ là trường hợp điều trị sốt cho các bé (nhỏ và lớn) của người Mỹ.
Đây là một bài viết này được đăng tải tên web www.healthychildren.org của Viện Hàn Lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, cập nhật ngày 12/5/2014.
—
Thông thường bạn không cần phải sử dụng thuốc để hạ sốt cho con trừ khi thấy bé thật sự khó chịu hoặc có tiền sử co giật khi sốt cao. Sốt có thể là phản ứng tốt giúp con bạn chống lại nhiễm trùng.
Thậm chí ngay cả nhiệt độ cao cũng không nguy hiểm trừ khi trẻ có tiền sử động kinh hoặc có một căn bệnh mãn tính. Và nếu ngay cả khi con bạn có tiền sử bị sốt co giật, việc bạn hạ sốt bằng thuốc, bé vẫn có thể bị co giật. Điều quan trọng hơn là xem biểu hiện và phản ứng của trẻ thế nào
Nếu bé vẫn ăn và ngủ tốt, vẫn có lúc chơi đùa thì có thể bé không cần điều trị gì hết. Bạn cũng nên nói cho bác sĩ biết các biểu hiện này khi điều trị sốt cho bé.
Gợi ý xử lý cơn sốt
- Giữ cho phòng của bé và cả nhà bạn mát mẻ thoải mái. Mặc cho bé nhẹ nhàng thôi.
- Khuyến khích trẻ uống thêm chất lỏng như nước, nước trái cây pha loãng, dung dịch điện giải….
- Nếu trong phòng nóng và kín, hãy đặt một cây quạt để thổi gió mát qua lại.
- Con bạn không cần phải ở lì trên giường hoặc trong phòng. Bé có thể đi lại, lên xuống trong nhà, nhưng không nên chạy vòng quanh và gắng sức quá.
- Nếu sốt là triệu chứng của một căn bệnh rất dễ lây (ví dụ, thủy đậu hoặc cúm), giữ bé tách khỏi những trẻ khác, người cao tuổi, hoặc những người có khả năng chống nhiễm trùng không tốt (ví dụ người bệnh ung thư).
Hạ sốt bằng khăn sau với nước
Trong hầu hết các trường hợp, sử dụng acetaminophen (paracetamol) hoặc ibuprofen đường uống là cách thuận tiện nhất để làm cho trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, đôi khi bạn có thể kết hợp với dùng khăn ấm, hoặc chỉ cần sử dụng khăn thôi.
Nếu con bạn bị dị ứng với các thuốc hạ sốt (ít gặp) thì việc dùng khăn sẽ được chuộng hơn.
Khuyến khích dùng khăn kết hợp thuốc acetaminophen hoặc ibuprofen nếu:
- Sốt là làm cho con bạn vô cùng khó chịu.
- Bé nôn mửa và không thể giữ thuốc ở trong dạ dày.
Để lau con, hãy đặt bé trong bồn tắm như mọi khi, nhưng chỉ cho khoảng 2-3 cm nước ấm (khoảng 29 – 32 độ C). Nếu không có nhiệt kế, bạn có thể kiểm tra nước bằng da của lưng bàn tay hoặc cổ tay, thấy hơi ấm là được. Không sử dụng nước lạnh, vì nó sẽ làm bé khó chịu, gây ra run rẩy, và có thể tăng độ sốt. Nếu con bạn bắt đầu run lên, có thể là nước quá lạnh. Hãy đưa bé ra khỏi bồn nếu bé run rẩy.
Đặt bé ngồi trong nước, tư thế này thoải mái hơn là nằm. Tiếp đó, sử dụng một chiếc khăn sạch hoặc một miếng bọt biển, tưới một lớp nước mỏng lên thân, tay và chân cho bé. Nước sẽ bay hơi và làm mát cơ thể. Giữ nhiệt độ phòng ở khoảng 24 độ C, và tiếp tục lau cho bé cho đến khi nhiệt độ thân về đến mức bình thường. Không bao giờ cho cồn vào trong nước; nó sẽ bị hấp thu qua da, hoặc hít vào, dẫn đến vấn đề khác nghiêm trọng, chẳng hạn như hôn mê. Thông thường việc lau như vậy sẽ hạ cơn sốt xuống 1-2 độ trong vòng 30-45 phút. Tuy nhiên, nếu thấy bé vui nghịc thì bạn có thể dừng lại và để bé ngồi chơi với nước. Nếu việc ở trong bồn tắm khiến bé khó chịu, thì là tốt nhất đưa bé ra ngay cả khi cơn sốt chưa biến chuyển. Hãy nhớ rằng, một cơn sốt dưới 40,5 độ C là không có hại gì cả.
Đó là ý kiến của một số nhà khoa học Mỹ. Kỳ sau chúng ta sẽ xem khối nói tiếng Pháp có nhìn nhận như thế nào nhé.
Thanh Tâm
Xem thêm: