Nước rất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. Tuy nhiên, có nên uống nước trong khi ăn hay không là câu hỏi nhiều người thắc mắc. 

Điều gì sẽ xảy ra khi nước và thức ăn cùng vào dạ dày?

Theo Bright Side, quá trình tiêu hóa bắt đầu khi chúng ta nghĩ về thức ăn, nước bọt sẽ tiết ra trong miệng. Khi nhai, thức ăn sẽ hòa quyện với các enzym tiêu hóa có trong nước bọt. Thức ăn mềm đi vào dạ dày và tiếp tục được tiêu hóa bởi dịch vị. Trung bình, dạ dày cần 4 tiếng để để tiêu hóa thức ăn.

Vừa ăn vừa uống nước lợi đủ đường
Nước không ở lại dạ dày lâu. Cứ 10 phút, dạ dày “tiêu hóa” khoảng 300ml nước. Vì vậy, nếu bạn uống trong khi ăn, nước sẽ làm ướt thức ăn và rời khỏi dạ dày nhanh chóng.

Nước làm giảm độ axit của dịch vị?

Nếu thức ăn khó tiêu, dạ dày sẽ tạo ra nhiều enzyme, tăng độ axit của dịch vị để tiêu hóa. Trên thực tế, trong thức ăn cũng rất nhiều nước, chẳng hạn 1 quả cam có tới 86% là nước.

Do đó, nước không ảnh hưởng tới độ axit trong dạ dày. Các nghiên cứu đã chỉ ra, một số loại thực phẩm có thể làm giảm độ axit của dạ dày, nhưng nó cũng sẽ phục hồi rất nhanh.

Nước không ảnh hưởng đến tốc độ tiêu hóa

Nước sẽ đẩy thức ăn rắn xuống ruột khi nó chưa được tiêu hóa hoàn toàn. Các nhà khoa học cho biết, chất lỏng được đào thải nhanh hơn thực phẩm rắn nhưng không làm ảnh hưởng tới tốc độ tiêu hóa.

Vừa ăn vừa uống nước lợi đủ đường
(Ảnh: Bright Side)

Nên uống nước trong khi ăn

Sẽ vô hại nếu bạn uống nước trong khi ăn. Hơn nữa, nước còn làm mềm thức ăn rắn. Tuy nhiên, đừng uống trước khi ăn vì nước bọt có chứa các enzym cần thiết để tiêu hóa thức ăn. Dùng trà trong bữa ăn cũng không ảnh hưởng đến độ axit trong dạ dày.

Vừa ăn vừa uống nước lợi đủ đường
Ảnh minh họa.

Nhiệt độ của nước cũng không ảnh hưởng tới tốc độ tiêu hóa hay hấp thu dinh dưỡng. Dạ dày có thể làm nóng hay nguội thức ăn về nhiệt độ cần thiết, phù hợp cho việc tiêu hóa. Các chuyên gia khuyến cáo, tốt nhất bạn nên uống nước ấm khi ăn.

H.H