Bưởi là trái cây không thể thiếu trong mâm cỗ Trung Thu. Loại trái cây theo mùa này không chỉ có vị ngon, lại mang giá trị dinh dưỡng rất cao, là một trong những trái cây được mọi người ưa chuộng. Nhưng tốt không có nghĩa là dùng sao cũng được. Vậy ăn bưởi cần chú ý những gì?
Những nhóm người nên kiêng
1. Người rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy
Bưởi chứa hàm lượng lớn chất xơ và vitamin C vì vậy người bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn nhiều. Người bị rối loạn tiêu hóa ăn bưởi sẽ khiến cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
2. Người bị suy thận, suy tim
Do bưởi chứa nhiều kali, nên người suy thận ăn vào sẽ bài tiết rất khó. Sức lọc của thận giảm nên ảnh hưởng đến người bị suy tim.
3. Người tỳ vị hư hàn
Người hay bị chân tay lạnh, đại tiện lỏng không nên ăn bưởi. Theo Đông y bưởi có tính hàn nên sẽ làm tình trạng này nặng thêm.
4. Người bị dạ dày, tá tràng
Trong bưởi chứa hàm lượng lớn chất xơ và vitamin C, các axit. Do đó, người bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy không nên ăn bưởi bởi axit sẽ làm tăng axit trong dạ dày, gây chứng ợ nóng và khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng, đặc biệt là bưởi chua.
5. Người đói
Bưởi chứa một lượng axit rất lớn. Nếu ăn khi đói nó sẽ làm hại dạ dày của bạn, đặc biệt với những người đang áp dụng kiểu giảm cân với bưởi.
Do đó, bạn chỉ nên ăn bưởi khi đã ăn cơm hay một chút gì đó an toàn cho dạ dày của bạn trước. Như vậy, bưởi sẽ phát huy tác dụng cải thiện tiêu hóa cho bạn. Đồng thời hạn chế việc tăng cholesterol trong máu.
6. Người đang dùng thuốc
Chuyên gia cảnh báo, thành phần hoạt tính trong bưởi có thể ức chế hoạt tính của enzym chuyển hóa thuốc ở gan. Có một số thuốc không thích hợp dùng cùng với bưởi. Rất nhiều thuốc đều cần thông qua chuyển hóa của enzym chuyển hóa thuốc ở gan cuối cùng bài xuất ra khỏi cơ thể. Nếu mà đang dùng những loại thuốc này đồng thời ăn bưởi, thuốc không thể được chuyển hóa mà tích trữ lượng lớn trong cơ thể, có thể dẫn tới dược hiệu quá mạnh, không chỉ ảnh hưởng điều trị, mà còn khả năng có thể xuất hiện phản ứng phụ.
Thuốc hạ áp: do bản thân bưởi cũng có tác dụng hạ áp, cộng thêm nó có thể làm nồng độ thuốc trong máu của thuốc hạ áp tăng cao, trong thời gian dùng các thuốc hạ áp Nifedipine, Nimodipine, Verapamil… ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi, ngang bằng với uống thuốc quá liều lượng, làm huyết áp hạ đột ngột, nhẹ thì dẫn tới váng đầu, hồi hộp, mệt mỏi, nặng thì đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
Thuốc giảm mỡ máu: nếu đang thời gian dùng thuốc giảm mỡ Atorvastatin, Lovastatin, Simvastatin… mà ăn bưởi, bệnh nhân phát sinh đau cơ, khả năng tiêu cơ vân có khả năng tăng, khi nghiêm trọng còn có thể phát sinh suy thận cấp. Lâm sàng phát hiện, người mỡ máu cao dùng 1 cốc nước bưởi ép để uống 1 viên Mevacor hạ mỡ máu, kết quả tương đương với hiệu quả của việc dùng một cốc nước uống 12 – 15 viên hạ mỡ máu tương tự, bệnh nhân có thể do đó mà xuất hiện đau cơ, thậm chí bệnh biến về thận.
Thuốc an thần, thuốc ngủ: bưởi có thể tăng khả năng dẫn tới váng đầu và nghiện ngủ của thuốc Diazepam, Midazolam…, người làm việc trên cao và lái xe thời gian dùng thuốc càng cần đặc biệt chú ý.
Thuốc tránh thai: Phụ nữ đã uống thuốc tránh thai nếu mà sau khi ‘hành sự’ xong dùng bưởi, khả năng dẫn tới tránh thai thất bại. Một nghiên cứu của Mỹ cho thấy, bưởi ảnh hưởng đối với thuốc tránh thai là rõ rệt nhất. Chuyên gia nói là “Nếu phụ nữ đã dùng thuốc tránh thai, sau khi ‘hành sự’ ăn 1 – 2 trái bưởi, hoặc trực tiếp dùng 1 cốc to nước bưởi ép để uống thuốc tránh thai, vậy thì cô ấy có khả năng trở thành 1 bà mẹ, nguyên nhân chính tại bưởi đã ngăn trở nữ giới hấp thụ thuốc tránh thai”.
Thuốc ức chế miễn dịch: Bưởi có thể làm nồng độ thuốc ức chế miễn dịch Cyclosporine… trong máu tăng cao, tăng độc tính cho gan, thận. Nếu loại thuốc này trường kỳ sử dụng cùng trái bưởi, có nguy cơ dẫn tới ung bướu.
Thuốc chống dị ứng: Bưởi khả năng dẫn tới phản ứng phụ của thuốc chống dị ứng terfenadine…, một số bệnh nhân trong thời gian đang uống thuốc chống dị ứng terfenadine, nếu ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi, nhẹ thì xuất hiện váng đầu, hồi hộp, tim đập loạn nhịp…, nghiêm trọng có thể đột tử. Vì lý do an toàn, trong khoảng thời gian trước uống thuốc 3 ngày và trong 6 giờ đồng hồ sau uống thuốc tốt nhất tránh ăn bưởi hoặc các chế phẩm có liên quan tới bưởi.
Ngoài ra, các thuốc sản sinh tác dụng không tốt khi dùng với bưởi còn có: Cyclosporin, caffeine, chất đối kháng canxi, cisaprid, v.v. Uống 1 cốc nước bưởi ép, khả năng sản sinh tác dụng với thuốc có thể duy trì 24h đồng hồ. Do đó, bệnh nhân đang dùng thuốc, đặc biệt là người già, tốt nhất không ăn bưởi hoặc uống nước bưởi.
Liên Hoa
(Theo baijiahao.baidu)