Thường xuyên ngồi máy lạnh hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe, đặc biệt đối với người già, người cơ địa dị ứng, lưu thông máu kém và người có thể trạng hư hàn, dễ bị máy lạnh làm cho sinh bệnh.
Nếu không có điều hoà sẽ rất khó để vượt qua cái nóng oi bức của mùa hè. Nhưng việc lạm dụng nó lại sinh “bệnh điều hoà”. Bài viết này chỉ bạn cách phòng bệnh điều hòa và chăm sóc sức khỏe để không gặp phải tác dụng phụ.
Triệu chứng 1: Nhiệt độ thấp, gây ra các triệu chứng dị ứng
Những thay đổi môi trường, chẳng hạn như chênh lệch nhiệt độ lớn dễ bị các triệu chứng dị ứng. Các chuyên gia nói rằng nhiệt độ thấp có thể gây kích ứng khoang mũi, khí quản và gây ra các vấn đề về hô hấp.
Nhiều người cơ địa dị ứng đều có kinh nghiệm. Ở trong phòng máy lạnh một thời gian dài, nước mũi chảy, hắt hơi dữ dội, ho liên tục ho và thậm chí hen suyễn nghiêm trọng có thể gây ra.
Theo quan điểm của YHCT, những người có thể trạng hư hàn sợ lạnh, lưu thông máu kém và tay chân lạnh thường xuyên ở trong máy lạnh càng dễ làm bệnh tình nặng thêm. Kết hợp với việc ngồi trong văn phòng trong một thời gian dài, hoặc toàn bộ cơ thể bị co lại do lạnh, thiếu hoạt động, các triệu chứng khó chịu lại càng rõ ràng hơn.
“Chi dưới là trái tim thứ hai của chúng ta”. Vì vậy, nếu bạn ngồi trong một thời gian dài không vận động, các cơ bắp của các chi dưới không thể co bóp bình thường và ép các mạch máu sâu để làm cho máu chảy lên. Sau một thời gian dài, chức năng lưu thông máu, đặc biệt là tuần hoàn ngoại vi sẽ trở nên tồi tệ.
Thật không may, nếu chỗ làm việc nằm ngay bên dưới cửa thoát khí, hoặc lái xe trong một thời gian dài, như taxi, tài xế xe buýt, v.v., một số bộ phận của cơ thể thường bị gió lạnh thổi trực tiếp, chẳng hạn như đầu, vai, cổ, khớp tay chân, v.v., cũng có thể gây đau.
Đặc biệt là ở các khớp của toàn cơ thể, các chức năng lưu thông và điều chỉnh nhiệt độ ban đầu tương đối kém, lại thiếu đi cơ nhục, mỡ che giữ ấm, thời gian dài không khí lạnh thổi trực tiếp vào khớp, thì dễ cứng và đau.
Ngoài việc duy trì nhiệt độ của điều hòa trên 25 độ C, có một số biện pháp làm ấm:
Mặc thêm đồ giữ ấm
Bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng hoặc hen suyễn có thể cân nhắc đeo khẩu trang trong phòng điều hòa, sử dụng không khí nóng mà họ thở ra để làm ấm mũi, giảm các triệu chứng khó chịu về hô hấp
Để một áo khoác dài tay, khăn quàng cổ hoặc khăn choàng lớn trong văn phòng để giữ ấm, đặc biệt đối với nhân viên văn phòng mặc áo cánh ngắn, không có tay áo hoặc mặc váy, vùng tiếp xúc của cơ thể với không khí lạnh nhiều hơn và khả năng bị lạnh trong phòng máy lạnh tăng lên, càng cần giữ ấm.
Uống trà gừng
Khi cơ thể bạn cảm thấy lạnh, đặc biệt là những người thường xuyên bị lạnh tay chân, bạn có thể uống một ít trà gừng để trừ hàn. “Nhưng không nên uống nhiều, nếu không có khả năng càng uống càng lạnh”, chuyên gia nhắc nhở. Bởi vì gừng có tác dụng “phát tán”, nó sẽ làm giãn mạch máu, nếu uống quá nhiều, ngược lại sẽ làm nhiệt độ cơ thể thất tán.
“Nó giống như uống rượu. Lúc đầu, tuần hoàn máu được tăng tốc và cơ thể nóng lên, nhưng khi kết thúc, ngược lại còn bị lạnh sợ lạnh”, chuyên gia nói. Các chuyên gia cho rằng sau khi uống trà gừng, tốt nhất nên để cơ thể vận động để giữ ấm tốt hơn.
Thời tiết nóng, mọi người không thể không uống đồ uống lạnh, nhưng thực phẩm lạnh + môi trường lạnh có nhiều khả năng gây hen suyễn, đau đầu và các vấn đề khác, tốt nhất nên dùng ít.
Ngồi làm việc và mỗi giờ đứng dậy vận động một chút.
Mặc dù rất thuận tiện để liên lạc với các đồng nghiệp bằng Internet v.v., nhưng tốt hơn hết là bạn nên trực tiếp đến chỗ ngồi của đối phương, mặt đối mặt nói càng rõ ràng hơn, và cũng là cho mình cơ hội di chuyển.
Nếu bạn không thể rời khỏi chỗ ngồi, hãy nhớ nâng chân lên và xoay mắt cá chân để giúp lưu thông máu.
Tập thể dục thường xuyên và đổ mồ hôi.
Từ góc độ dưỡng sinh, mùa hè vốn nên nhận được dương khí bên ngoài, đổ mồ hôi vừa phải. Nếu bạn đã ở trong một phòng điều hòa, mồ hôi đáng phải ra sẽ không ra được, lâu dần không hề tốt cho sức khỏe chút nào.
(Còn nữa)
Theo sohu.com
Liên Hoa dịch