Đại Kỷ Nguyên

Y học cổ truyền: Kháng sinh vô hiệu trong trị ho, hãy thử các bài thuốc Trung y

Y học cổ truyền (YHCT) đã có từ hàng nghìn năm trước, đã được chứng thực cùng với những bước thịnh suy của lịch sử nhân loại cho đến ngày nay.

Mặc dù hiệu quả rõ ràng nhưng khoa học hiện đại vẫn chưa thể lý giải đầy đủ các nguyên lý cao thâm của y học cổ truyền. Khi không lý giải được, người ta bỏ qua nó, kết quả là con người đã dần dần quên lãng đi Đông y và ưa chuộng Tây y với các thiết bị tối tân bóng nhoáng, những viên thuốc đắt tiền… Ban biên tập chuyên mục Sức khỏe Thời báo Đại Kỷ Nguyên sẽ cùng bạn “khám phá lại” một số bài thuốc trong YHCT, để từ đó có cái nhìn khách quan hơn.

Kỳ 2: Kháng sinh vô hiệu trong trị ho, hãy thử các bài thuốc Trung Y

Một bài báo gần đây được đăng trên tạp chí Lancet, trong đó bao gồm bệnh ho liên quan tới cảm cúm hay viêm phổi.

Theo BBC, khoảng 2.000 bệnh nhân từ các quốc gia ở châu Âu đã được khảo sát trong một nghiên cứu. Các nhà khoa học ở trường Đại học Southampton do Giáo Sư Paul Little dẫn đầu đã thấy rằng mức độ nghiêm trọng và thời gian diễn ra triệu chứng bệnh ở các bệnh nhân được điều trị bằng kháng sinh hoàn toàn không có gì khác biệt với các bệnh nhân được điều trị bằng giả dược (tuy nhiên theo các chuyên gia, nếu chẩn đoán là viêm phổi thì bệnh nhân vẫn nên được điều trị bằng kháng sinh vì mức độ nặng của bệnh)

Vì sao hiệu quả của kháng sinh giảm?

Theo Giáo sư Little nói: “Sử dụng kháng sinh amoxicillin trong điều trị các bệnh nhiễm trùng hô hấp ở các bệnh nhân không bị nghi ngờ mắc bệnh viêm phổi sẽ không có ích gì mà còn có thể gây hại.”

“Lạm dụng kháng sinh chủ yếu từ việc kê toa, và đặc biệt khi chúng không có hiệu quả, có thể dẫn tới sự phát triển của các loại vi khuẩn kháng thuốc và xảy ra tác dụng phụ như tiêu chảy, phát ban, nôn ói.”

“Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bệnh nhân có thể tự khoẻ lên. Nhưng nếu cho rằng vẫn có một số bệnh nhân có đáp ứng tốt với kháng sinh thì thử thách đặt ra ở đây là làm sao xác định được bệnh nhân nào cần.”

Các nghiên cứu trước đó về việc liệu kháng sinh có thực sự hiệu quả trong điều trị viêm phổi bao gồm các triệu chứng suy nhược, mệt mỏi, sốt cao, khó thở, mệt và ho, phát sinh nhiều tranh luận, đặc biệt ở người lớn tuổi bị viêm phổi mà có khả năng xuất hiện thêm nhiều biến chứng.

(Shutterstock)

Các nhà nghiên cứu chia ngẫu nhiên bệnh nhân thành 2 nhóm: một nhóm được dùng kháng sinh để điều trị ho, nhóm còn lại nhận giả dược, thuốc được phát 3 lần mỗi ngày trong 7 ngày.

Nghiên cứu cho thấy có rất ít sự khác biệt về mức độ và thời gian kéo dài triệu chứng từ 2 nhóm. Kết quả tương tự cũng xảy ra ở các bệnh nhân lớn tuổi (trên 60 tuổi), chiếm tỷ lệ 1/3 tổng số cá thể được nghiên cứu.

Hơn nữa, những người dùng kháng sinh báo cáo bị nhiều tác dụng phụ bao gồm buồn nôn, phát ban, tiêu chảy hơn là những người dùng giả dược.

Đây là nghiên cứu quan trọng, vì tình hình kháng kháng sinh ở người trưởng thành ngày càng tăng trên toàn cầu.

May mắn là vẫn có nhiều phương pháp khác để điều trị các thể bệnh viêm phổi nhẹ và ho, và đó là những liệu pháp tồn tại từ hàng thế kỷ qua.

Bill Schoenbart và Ellen Shefi viết cho Kênh Sức khỏe của Discovery: “Y học cổ truyền Trung Hoa đặc biệt hiệu quả trong điều trị ho bởi vì nó phân biệt cẩn thận các nhóm khác nhau”.

Ví dụ, họ lưu ý, ho do nhiệt tạo ra đờm dính khó khạc, vì vậy bệnh nhân cần được điều trị bằng các thảo dược có tính mát, ẩm và châm cứu hướng vào các huyệt vị trên cơ thể giúp thanh nhiệt từ phổi.

Tương tự, ho do khí lạnh có cảm giác ớn lạnh và đờm tiết lượng nhiều; bệnh này cần điều trị bằng các thảo dược có tính nóng, khô và ngải cứu (hình thức điều trị của Trung y bằng cách cuộn lá cây ngải và đốt trên cơ thể)

Thêm 2 cách điều trị ho nữa

(Shutterstock)

Điều trị ho khan do gió:

Bệnh này thường nặng hơn ở môi trường hanh khô, triệu chứng là ho khan kèm theo đau họng, miệng có vị đắng.

Theo Schoenbart và Shefi cho hay: Cần tập trung đẩy lùi tính khô, bài thuốc thông dụng thường có Tang Hạnh Thang, giúp nhuận phế, đẩy lùi “ảnh hưởng nguy hại của tình trạng khô. Việc điều trị nên kết hợp với chế độ ăn nhiều canh và thức ăn lỏng, thêm nhân sâm Mỹ mỗi ngày trong 2 tuần.

Việc điều trị nên kết hợp với chế độ ăn nhiều canh và thức ăn lỏng, thêm nhân sâm Mỹ mỗi ngày trong 2 tuần.

Liệu pháp châm cứu:

Nhìn chung, châm cứu là cách lý tưởng điều trị ho do nhiều nguyên nhân. Schoenbart và Shefi viết: “Châm cứu một điểm trên mạch Nhâm ngay trên xương ức có thể nhanh chóng làm dịu cơn ho và hỗ trợ hô hấp. Ngải cứu thường được dùng để chữa ho do cảm lạnh, ướt, vì lúc đó cơ thể cần được làm ấm”.

Hầu hết mọi người bây giờ có xu hướng lạm dụng thuốc tây để điều trị ho nhưng có nhiều thuốc bị chứng minh là không có tác dụng. Nhưng Trung Y thì có thể chữa lành bệnh cho bạn.

Theo The Vision Times

Thư Hùng biên dịch

Xem thêm:

Exit mobile version