Đại Kỷ Nguyên

Tại sao lại chờ mì gói trong 3 phút mà không phải 5 hay 7 phút?

Tại sao tất cả các bao bì mí gói đều ghi là chờ trong 3 phút, chứ không phải là 5 hay 7 phút? Một câu hỏi tưởng chừng như ngây ngô, nhưng lại rất thú vị.

Ngày nay, vì nhịp sống căng thẳng, đôi khi chúng ta không có thời gian để làm kịp một bữa cơm. Vậy nên mì gói đã trở thành món chữa cháy quen thuộc rất được ưa chuộng. Chỉ cần cho mì ra bát, đổ nước sôi, cho gia vị, và đợi 3 phút là bạn đã có một bữa ăn nhanh chóng và đơn giản. Nếu có thêm một chút thời gian, chúng ta có thể nấu mì, cho thêm rau, trứng, thịt. Tuy nhiên bạn có bao giờ để ý rằng các gói mì chỉ thường hướng dẫn bạn chờ trong 3 phút mà không phải là lâu hơn?

Sì sụp với tô mì ăn liền tại một nhà ga (Ảnh: Kqed.org)

Theo “sự tích” mì gói, công thức 3 phút này là do cha đẻ của mì ăn liền, ông Andō Momofuku, một doanh nhân người Nhật gốc Đài Loan sáng tác ra. Thực ra, bạn vẫn có thể úp gói mì lâu hơn, ví dụ như 5 hay 7 phút, mà vẫn được thưởng thức một tô mì thơm ngon. Vậy tại sao lại chỉ là 3 phút?

Tất nhiên chờ lâu quá thì tô mì sẽ bị trương lên, nhưng tại sao lại chỉ là 3 phút chứ không phải 5 hay 7 phút? (Ảnh: David, Wikimedia)

Thật ra câu trả lời rất đơn giản: Đây chỉ là vấn đề tâm lý. Ngài Andō, cha đẻ của mì gói tin rằng, 3 phút là khoảng thời gian phù hợp nhất để bạn “ăn mầm đá.” Với thời gian này, mùi thơm tỏa ra từ tô mì, và cảm giác hồi hộp sẽ kích thích “tâm hồn ăn uống” của bạn lên cao nhất. Nếu chờ 5 đến 7 phút thì cảm giác của bạn đã bắt đầu suy giảm.

Một ít tôm, cá, thịt, rau sẽ khiến mì gói ngon hơn hẳn (Ảnh: Harryvuhoangtu WordPress)

Hóa ra sự tích mì gói thật đơn giản mà lại bất ngờ phải không nào! Một câu hỏi ngây ngô không ngờ lại chính là bí quyết của mì gói.

(Ảnh: Atebyatescrapbooking)

Nếu có thời gian, bạn cũng nên chú ý một chút, đừng chỉ ăn mì gói không, mà hãy bổ sung thêm rau, trứng, thịt để bữa ăn đủ chất và thêm phần phong phú nhé!

Quang Minh

Xem thêm:

Exit mobile version