Đại Kỷ Nguyên

Thay vì chiến đấu, những chiếc máy bay này đã thả ‘bom kẹo’ và sô cô la để lan toả thông điệp yêu thương

Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, nước Đức bị chia cắt 2 bờ Đông (do Liên Xô chiếm đóng), Tây (do Anh-Pháp-Mỹ chịu trách nhiệm). Và cuộc phong tỏa Berlin kéo dài từ ngày 24 tháng 6 năm 1948 đến ngày 11 tháng 5 năm 1949 là một trong những cuộc khủng hoảng đầu tiên của Chiến tranh Lạnh giữa 2 phe cộng sản và tư bản.

Cuộc phong tỏa này là phản ứng trực tiếp của Liên Xô để phản đối việc Mỹ, Anh, Pháp đơn phương cải cách tiền tệ ở Tây Đức và Tây Berlin (1948). Hậu quả là việc cung cấp, tiếp tế hàng hóa tới Tây Berlin(nằm ngay giữa vùng chiếm đóng của Liên Xô), không thể thực hiện bởi đường bộ và đường thủy nữa, bởi người đứng đầu Liên Xô bất giờ là Joseph Stalin đã chặn tất cả các tuyến đường đến các khu vực, cắt đứt nguồn cung cấp lương thực và nhu yếu phẩm cho hơn 2 triệu đàn ông, phụ nữ và trẻ em.

Một chiếc C-54 của Không quân Hoa Kỳ mang theo nhu yếu phẩm cho người dân Berlin bị phong tỏa vào năm 1948 tiếp cận căn cứ không quân Berlin. (Nguồn: USAF)

Để giữ hòa bình và vượt qua sự phong tỏa, Không quân Hoa Kỳ (USAF) và Không quân Hoàng gia (RAF) đã lập ra cầu không vận Berlin quy mô nhất lúc bấy giờ để tiếp tế cho cư dân Tây Berlin có tên gọi là Vittles Air-Operation Vittles.

Trong suốt cuộc phong tỏa, Không lực Hoàng gia Anh và Không lực Hoa Kỳ mới thành lập vào thời điểm đó, đã thực hiện hơn 200.000 chuyến bay trong vòng một năm để chuyên chở 13.000 tấn nhu yếu phẩm hằng ngày và thực phẩm cho cư dân Berlin. 

Câu chuyện về những quả bom kẹo và sô cô la đã trở thành một trong những ký ức đẹp nhất về tình yêu thương.

Và trong những chuyến bay nhân đạo đầy thử thách ấy, câu chuyện về những quả “bom kẹo” và sô cô la đã trở thành một trong những ký ức đẹp nhất về tình yêu thương…

Những đứa trẻ ở hàng rào dây thép gai

Halvorsen (một kỹ sư máy bay trong chiến dịch Vittles Air-Operation Vittles) đã có một cuộc trò chuyện với những đứa trẻ trong vùng bị cầm vận ở một hàng rào dây thép gai. Cuộc nói chuyện kéo dài khoảng 1 với gần 30 đứa trẻ ngày hôm ấy đã để lại trong lòng anh những ấn tượng sâu sắc.

Những đứa trẻ ở hàng rào dây thép gai đã khiến Halvorsen xúc động sâu sắc.

Trong cuộc chiến, Halvorsen đã bay vòng quanh châu Phi và Anh Những đứa trẻ ở độ tuổi đó biết người Mỹ có sô cô la và chúng thường xin anh sô cô la. Điều làm anh ngạc nhiên là những đứa trẻ Đức này đã không có sô cô la trong vài năm và không ai trong số chúng xin một thanh sô cô la cho mình. Và anh đã hiểu, đó là bởi, đối với chúng, sô cô la một một thứ gì đó quá xa xỉ. Chỉ cần ai đó mang một chút bột mỳ đến để chúng được no bụng đã là một niềm hạnh phúc to lớn rồi. 

Halvorsen tự hứa sẽ thả kẹo và sô cô la trên tất cả các chuyến bay của mình, và  Chiến dịch Little Vittles đã ra đời.

Điều này khiến Halvorsen mủi lòng. Anh thò tay vào túi, lấy hai que kẹo cao su cuối cùng của mình ra đưa cho những đứa trẻ. Và anh còn ngạc nhiên hơn khi chúng không hề tranh giành mà chia nhỏ thanh kẹo và truyền cho nhau ăn. Những đứa trẻ cuối cùng không còn một mẩu nào đã xé tờ giấy bọc thành những mảnh nhỏ và hít hà. Halvorsen nhìn thấy ánh mắt chúng sáng lên khi ngửi thấy mùi bạc hà còn vương lại trên đó. Không một tiếng cãi vã, không một hành động tranh giành – Điều này đã cảm động trái tim của chàng trai trẻ, và anh quyết định phải làm điều gì đó cho những đứa trẻ này.

Chiến dịch Little Vittles đã mang tới 23 tấn kẹo từ bầu trời 

Halvorsen bảo với những đứa trẻ hãy quay lại từ ngày mai và sô cô la sẽ đến từ bầu trời. Anh đã nghĩ ra một kế hoạch hoàn hảo và ngày hôm sau, ba chiếc khăn tay nhỏ xíu quấn quanh một hộp chứa sô cô la và kẹo cao su của Wrigley đã được thả xuống hành rào dây thép gai của Sân bay Tempelhof.

Sau thành công nhỏ này, Halvorsen tự hứa sẽ thả kẹo và sô cô la trên tất cả các chuyến bay của mình, và Chiến dịch Little Vittles đã ra đời.

Những món quà từ bầu trời đã mang đến hi vọng cho trẻ em Đức trong vùng bị phong toả

Thông điệp nhanh chóng lan truyền khắp thành phố, rằng một phi công của USAF được những đứa trẻ gọi là chú Wiggly Wings đang thả kẹo trên khắp miền tây Berlin.

Những người đồng nghiệp của Halvorsen bắt đầu nỗ lực tham gia cùng. Họ muốn mang lại hy vọng cho những trẻ em Đức trong vùng chiếm đóng. Các công ty kẹo lớn như Hershey và Wrigley cũng bắt đầu quyên góp hàng tấn sô cô la và kẹo cao su cho chiến dịch. 

Những thông điệp yêu thương lan toả khắp miền Tây Berlin

Tính đến tháng 12 năm 1948, 23 tấn kẹo đã được thả xuống, trong đó có 3 tấn được chuyển đến các trại trẻ mồ côi vào ngày Giáng sinh. Chiến dịch Vittles đã trở thành chiến dịch không vận nhân đạo lớn nhất trong lịch sử.

Đã hơn 70 năm trôi qua, nhưng những ký ức về những thanh sô cô la bay lơ lửng trên bầu trời vẫn là câu chuyện đẹp về tình yêu thương và lòng nhân ái của con người. Nó đã vượt trên tất cả những tổn thương, hận thù của chiến tranh và sống mãi với thời gian!

Câu chuyện đẹp về những quả “bom kẹo” đã vượt trên tất cả những tổn thương, hận thù của chiến tranh và sống mãi với thời gian!

Thiện Nam

 

Exit mobile version