Hai công nhân vệ sinh Noel Molina 32 tuổi và đồng nghiệp Tony Sankar đã làm công việc xử lí rác thải ở thành phố New York được 10 năm, họ có mức lương hàng năm trên 100.000 đô la Mỹ.
Đây là một công việc vô cùng vất vả, họ thường xuyên phải tiếp xúc với cá chết thối, những con chuột dài bằng bắp chân, lợn, bò chết và những gã say rượu ngủ vùi trong đống rác. Tony Sankar thậm chí từng trông thấy trong đống rác cả một cái chân người.
Do tính chất của công việc, họ đều làm việc lúc nửa đêm, từ 7 giờ tối đến 3 giờ sáng hôm sau, bất kể thời tiết gió mưa bão bùng, mỗi tuần đều phải làm việc từ 55 đến 60 tiếng. Vì họ không được ngủ đêm, nên cả hai luôn phải tìm cách nói chuyện tán gẫu cho quên đi cơn buồn ngủ. Họ đều yêu quý công việc của mình, một phần nguyên nhân là do đãi ngộ hậu hĩnh và ổn định. Họ còn hài hước cho biết, cứ ngửi thấy mùi rác là biết sẽ có thu nhập.
Là một nhân viên lái xe chở rác, tổng thu nhập của Noel Molina năm ngoái là 112.000 đôla, người trợ thủ của anh là Tony thu nhập 100.000 đôla. Theo báo cáo điều tra hàng năm của “U.S. News & World Report”, thu nhập của Noel Molina gần bằng với thu nhập bình quân của luật sư Mỹ (114.970 đôla) và cao hơn một chút so với giám đốc kinh doanh (110.660 đôla).
Theo tiết lộ của anh em nhà Antonacci là chủ công ty Crown Container, đồng thời cũng là ông chủ của 2 nhân viên Noel Molina và Tony Sankar, trong vòng 9 năm, lương của hai người họ đã tăng 8 lần.
Công việc thu gom rác này này có mức lương hàng năm cao hơn nhiều lần so với mức lương bình quân của những người tốt nghiệp phổ thông, song lại thiếu nhân lực trầm trọng.
Anh Noel Molina đã làm việc tại Crown Container được 10 năm, còn anh Tony Sankar cũng bỏ học cấp 3 từ 20 năm trước khi chuyển tới Mỹ. Tuy không phải nhân viên xử lý rác nào cũng nhận được mức lương hàng năm lên tới 6 chữ số, nhưng trong số họ rất nhiều người có thu nhập cao hơn những người tốt nghiệp phổ thông gấp nhiều lần. Theo thông tin của bộ lao động Mỹ, lương hàng năm của nhân viên lái xe rác trên toàn nước Mỹ là 40.000 đôla, trong khi đó thu nhập bình quân năm của những người đã tốt nghiệp phổ thông trên toàn quốc chỉ khoảng 30.000 đôla.
Tốc độ tăng lương của họ cũng cao hơn so với mức lương bình quân. Theo báo cáo của CNN, từ tháng 6 năm 2009 đến nay, sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế kết thúc, mức lương của nhân viên xử lí rác trên toàn quốc đã tăng 18%, cao hơn 14% so với mức lương bình quân của các ngành nghề khác. Một trong những nguyên nhân khiến ngành này tăng lương liên tục đó là vì thiếu nhân lực trầm trọng. Theo tài liệu của bộ lao động Mỹ, trong phạm vi toàn quốc, hiện nay số lượng nhân viên xử lí rác thải đã tăng 5 lần so với năm 2010.
Ông David Antonacci, chủ công ty môi trường Crown Container cho biết, ông đăng tin quảng cáo tìm một nhân viên lái xe chở rác và đã nhận được 50 đơn xin việc. Trong đó chỉ có bốn người là có bằng lái chuyên nghiệp nhưng đều đã từng bị xử phạt vi phạm nên không ai được tuyển vào. Tình trạng này không chỉ xuất hiện ở NewYork. Bà Kathy Morris điều hành công ty xử lí rác thải Waste Commission of Scott County ở thành phố Davenport thuộc tiểu bang Lowa cũng đã không ngừng tăng lương để giữ chân nhân viên của mình. Bà cho biết: “Không những cần tăng số lượng nhân viên mà cả kĩ năng cũng cần phải được rèn luyện”. Mức lương năm của nhân viên chôn lấp rác thải tại công ty bà là 50.000 đôla.
Thuận theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngành xử lí rác thải vẫn còn rất nhiều cơ hội phát triển. Bà Kathy Morris có riêng một đội chuyên xử lí thu gom phân loại gỗ, gạch ngói, các thiết bị điện nhà bếp và các sản phẩm điện tử. Hiện nay bà đang có 45 nhân viên, năm 2009 là 35 người, năm nay dự kiến sẽ tuyển dụng thêm 6 nhân viên nữa vào hệ thống thu gom xử lí rác thải mới.
Luôn duy trì một mức lương đảm bảo trong thời gian dài là một lí do quan trọng giữ chân nhân viên ở lại. Noel Molina và Tony Sankar đều đã hoàn thành bảo hiểm y tế và tài khoản nghỉ hưu 401(k) của chính phủ Mỹ. Nếu như họ nghỉ việc họ còn nhận được phí thôi việc.
Theo Letu
Quỳnh Chi biên dịch
Xem thêm: