Đại Kỷ Nguyên

Thực đơn ăn dặm giàu dưỡng chất trong một tuần, giúp bé gầy đến mấy cũng lên cân

Lên thực đơn ăn dặm cho bé theo chuẩn dinh dưỡng sẽ giúp bé phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ.

Lần đầu làm cha mẹ, đặc biệt là trong quá trình bé ăn dặm, đã không ít người lúng túng trong cách lựa chọn món ăn dinh dưỡng cho bé. Hôm nay, Bếp Đại Kỷ Nguyên sẽ gợi ý các món cháo ăn dặm, mẹ có thể tham khảo để nấu cho bé trong một tuần nhé!

1. Cháo thịt lợn, khoai lang, cà rốt

– Cho cà rốt và khoai lang thái hạt lựu vào hấp chín.

– Luộc thịt rồi lấy phần nước để nấu cháo, đến khi nhừ thì mẹ đổ cà rốt và khoai lang vào, đun hỗn hợp thật nhuyễn rồi tắt bếp.

– Nêm nếm thêm cho phù hợp với khẩu vị của bé.

Ảnh minh họa: Eva.

2. Cháo trứng

– Hoà bột với nước lã quấy đều cho tan bột rồi bắc lên bếp đun vừa lửa, quấy đều tay.

– Để bột sôi trong 5-7 phút cho chín, cho tiếp lòng đỏ trứng gà vào bát có rau đã giã nhỏ.

– Đánh thật nhuyễn trứng và lá rau, sau đó đổ vào nồi bột đang sôi, vừa đổ vừa quấy đều tay để trứng không bị vón.

– Bột sôi trở lại, cho 1 thìa dầu ăn vào quấy thêm vài lượt rồi nhấc xuống đổ bột ra bát. Khi bột nguội ấm, xúc cho bé ăn.

3. Cháo cá lóc đậu xanh 

– Nấu thịt cá cho đến khi chín thì vớt ra, giã nhuyễn.

– Phần nước tiếp tục dùng để nấu bột gạo và bột đậu xanh, khuấy đều rồi ninh trong lửa nhỏ 10 phút.

– Khi cháo chín thì mẹ tiếp tục cho cá vào đun sôi và tắt bếp.

– Lưu ý: Mẹ nên cho bé ăn khi cháo còn ấm, nếu không sẽ có mùi tanh.

Ảnh: Eva.

4. Cháo tôm và rau mồng tơi

– Tôm bóc vỏ, bỏ đầu, rút sợi chỉ ở sống lưng rồi băm nhỏ.

– Phi thơm hành khô rồi đổ tôm vào để xào.

– Rau mồng tơi mẹ rửa sạch thái nhỏ.

– Ninh cháo tới khi chín mềm thì cho rau và tôm vào để đun sôi một lúc rồi tắt bếp.

Ảnh: FB Trần Thu Hường.

5. Cháo gà, cà rốt

– Gà thái nhỏ.

– Cà rốt thái nhỏ.

– Hành tây băm nhỏ.

– Cách nấu: Cho dầu vào nồi, dầu nóng già thì đổ hành tây, gà, cà rốt vào xào đều tay. Hỗn hợp chín thì thả vào nồi cháo đang ninh đến khi các nguyên liệu chín nhừ thật mềm là mẹ múc ra bát, để bớt nóng rồi cho bé ăn.

Ảnh: FB Trần Hường.

6. Cháo chim câu, đỗ Hà Lan và ngô ngọt

– Chim câu mẹ làm sạch, luộc chín cùng đỗ Hà Lan và ngô ngọt. Gỡ lấy phần thịt chim rồi băm nhỏ. Đỗ Hà Lan và ngô ngọt làm sạch rồi đem xay nhỏ.

– Lấy nước luộc chim câu và củ quả đem nấu với cháo trắng, cháo chín cho thịt chim vào nấu cùng, sau đó cho đỗ Hà Lan và ngô ngọt đã xay vào nấu cùng cháo cho đến khi cháo sôi lục bục trở lại khoảng 2-3 phút thì tắt bếp.

– Cho thêm 1-2 thìa cà phê dầu ăn hoặc mỡ nước vào quấy đều với cháo.

– Cuối cùng mẹ đổ cháo vào bát, để bớt nóng rồi cho bé thưởng thức.

Ảnh: FB Thùy Duyên Nguyễn.

7. Súp khoai tây phô mai

– 1 củ khoai tây nhỏ, 50g thịt lợn hoặc gà, 200ml và 1-2 viên phô mai là mẹ có thể chế biến được một món súp tuyệt ngon cho bé ăn dặm.

– Khoai tây hấp chín, dầm nhuyễn.

– Thịt lợn thái nhỏ, băm sơ rồi cho vào xay nhuyễn cùng với nước dùng, đun sôi rồi cho khoai tây vào, đun sôi lại, trước khi bắc ra thì cho phô mai vào, khuấy đều cho tan.

– Lấy ra bát, để bớt nóng rồi mẹ cho bé thưởng thức thôi.

Ảnh minh họa: Eva.

5 điều nên tránh khi mẹ cho bé ăn dặm:

– Thức ăn quá nóng: Nếu cho bé ăn thức ăn quá nóng dễ khiến lưỡi của bé bị phỏng, gây sợ ăn, chán ăn, ăn không ngon, mất cảm giác với thức ăn.

– Nêm thức ăn của bé bằng khẩu vị người lớn: Trẻ ăn dặm thường không nêm gia vị hoặc nếu có thì chỉ nêm 1 xíu muối hay nước mắm là đủ.

– Cho bé ăn thức ăn dễ gây dị ứng: Nhóm các thực phẩm dễ gây dị ứng bao gồm mật ong, trứng chưa chín hẳn, lạc… Tôm, cua phải làm kỹ trước khi nấu cho bé.

– Mẹ quá nóng vội: Quá trình ăn dặm của con phải từ từ từng chút một. Mẹ không nên nóng vội.

Exit mobile version