Đại Kỷ Nguyên

Thực phẩm để nhiệt độ phòng bao lâu là an toàn?

Sau bữa ăn, bạn mải mê ngồi trò chuyện với mọi người, rồi lại bị cuốn hút bởi chương trình truyền hình nào đó và quên béng mất phải cất đồ ăn thừa vào tủ lạnh. Sáng hôm sau, bạn mới phát hiện ra đồ ăn vẫn còn để trên bàn, và băn khoăn liệu nó còn dùng được cho bữa trưa?  

Quy tắc 2 giờ

Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo thực phẩm để nhiệt độ phòng sau hai giờ đồng hồ nên được loại bỏ. Nếu nhiệt độ phòng ở mức 32 độ thì nên bảo quản thực phẩm ở môi trường 4,4 độ C hoặc thấp hơn sau đó cũng chỉ để nhiệt độ thường trong vòng 1 tiếng. Theo giải thích của các chuyên gia, vi khuẩn tồn tại ở khắp mọi nơi trong môi trường, trong đó có khuẩn: staphylococcus aureus, salmonella enteritidis, E. coli, Campylobacter, clostridium perfringens, có thể lây nhiễm sang thực phẩm khiến người dùng có thể bị ngộ độc hoặc nhiễm bệnh.

Vi khuẩn phát triển nhanh nhất trong khoảng 4,4 độ C và 60 độ C, trong môi trường nguy hiểm chỉ cần 20 phút là vi khuẩn có thể tăng lên gấp đôi.

Hâm nóng thức ăn cũng không phải là giải pháp an toàn.

Từ một loại vi khuẩn có thể phát triển trên 2.097.152 vi khuẩn trong 7 giờ khi được giữ ở nhiệt độ phòng. Do đó trước khi ăn, an toàn nhất là giữ thức ăn nguội trong tủ, các món cần được làm nóng ở nhiệt độ từ 95 độ C đến 120 độ C. Nếu bạn đang phục vụ thức ăn theo kiểu tự chọn, cần giữ thức ăn nóng trong các món ăn trong bếp ủ, hoặc khay hâm nóng từ 60 độ C, đối với thức ăn lạnh cần được ướp đá. Bất cứ thứ gì được giữ ở nhiệt độ phòng nên được làm lạnh trước đó trong vòng hai giờ.

Có một quan niệm sai lầm phổ biến là nếu bạn để thức ăn quá lâu, bạn có thể tiêu diệt vi khuẩn bằng cách hâm nóng nó. Thực chất các khuẩn staphylococcus và bacillus cereus có thể tạo ra các độc tố chịu nhiệt không thể bị phá hủy với nhiệt độ cao. Staphylococci tồn tại trong hầu như tất cả các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật, và có trong đường mũi, cổ họng, tóc và da của ít nhất 50% người khỏe mạnh.

Những thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn

Các loại thực phẩm có liên quan đến ngộ độc thực phẩm do tụ cầu, bao gồm thịt, gia cầm, sản phẩm trứng và thực phẩm được ăn lạnh như salad (đặc biệt là trứng, cá ngừ, gà, khoai tây và mì ống), bánh kem, bánh sandwich và sữa và các sản phẩm từ sữa. Chỉ cần để thức ăn quá lâu, bạn có nguy cơ ngộ độc thực phẩm có thể dẫn đến sốt, tiêu chảy, nôn mửa, mất nước, và trong những trường hợp hiếm gặp tê liệt, viêm màng não và tử vong.

Hà Vũ (Tổng hợp)

Exit mobile version