Đại Kỷ Nguyên

Bé 1 tuổi trườn ra chỗ ‘người bị nạn’ và thực hiện hô hấp nhân tạo thành thục khiến mẹ không tin vào mắt mình

Khi nhìn thấy một người nhựa nằm bất tỉnh trước mặt, em bé trong những hình ảnh dưới đây đã đến bên và… hô hấp nhân tạo.

Bé gái trong những bức ảnh dưới đây có lẽ chỉ khoảng 14-15 tháng tuổi. Một ngày, mẹ em đã để người nhựa ngay trước mặt và muốn tìm hiểu xem em sẽ có những phản ứng gì. Cô đứng bên cạnh để quay video, và kết quả khiến cô vô cùng kinh ngạc về những hành động của con mình.

Ban đầu, em quan sát người nhựa một cách rất hiếu kì, sau đó hăng hái tiến đến gần. Mẹ bé tưởng rằng em sẽ chỉ nghĩ đây là một món đồ chơi.

Cô bé yếu ớt có vẻ đã sẵn sàng để nâng người nhựa dậy.

Nhưng những hành động tiếp theo của em đã khiến mẹ vô cùng kinh ngạc. Em nâng người nhựa lên, bập bẹ nói chuyện với nó nhưng thấy người giả không trả lời, nên em cúi sát vào mặt người giả để kiểm tra.

Sau đó, em bắt đầu nghiêm túc làm động tác cấp cứu, đôi bàn tay nhỏ nhắn ngờ nghệch nhịp nhàng ép xuống ngực người giả.

Càng không thể tưởng tượng được, sau khi đã ép ngực nhiều lần, cô bé bắt đầu hô hấp nhân tạo. Bé làm một cách rất nghiêm túc, không giống như đang chơi trò chơi.

Sau khi đã lặp đi lặp lại nhiều lần rồi, em vẫn không có suy nghĩ dừng lại.

Lúc này mẹ em đứng bên cạnh luôn miệng thốt lên kinh ngạc. Có lẽ cô không dám tin vào những gì xảy ra trước mắt. Sau khi bé cố gắng nỗ lực nhưng lại không có kết quả gì, em nhìn về phía mẹ như muốn tìm sự giúp đỡ. Có thể trong con mắt của em, người nhựa giả là một người đang cần được chăm sóc và cấp cứu. Chỉ cần một hành động nhỏ như vậy cũng khiếm mẹ em thật sự xúc động.

Vì mẹ em bé là một người hướng dẫn sơ cứu, cô cũng nhiều lần hướng dẫn các học viên trước mặt em. Không ngờ rằng khi nhìn thấy người giả nằm “bất tỉnh”, em lại có những hành động đáng ngạc nhiên như vậy.

Người xưa có câu: “Nhân chi sơ tính bản thiện”, trẻ em như một tờ giấy trắng, vẽ lên đó thứ gì thì sẽ là thứ đó. Cũng vậy, khi trẻ lớn lên bản tính của chúng sẽ chịu ảnh hưởng nhiều từ môi trường sinh hoạt và sự dạy dỗ của gia đình. Để kết thúc cho bài viết, tôi xin trích ra đây câu chuyện mẹ Mạnh tử ba lần chuyển nhà vì con.

“Mạnh Tử mồ côi cha và chịu sự giáo dục nghiêm túc của mẹ là Chương Thị, sau này được gọi là Mạnh Mẫu. Mạnh Mẫu nổi tiếng với câu chuyện 3 lần chuyển nhà để cho con trai mình được sống và học tập trong môi trường giáo dục tốt nhất.

Chuyện kể rằng, lần thứ nhất, mẹ con Mạnh Tử sống gần bãi tha ma. Hàng ngày, Mạnh Tử vẫn thường ra đây nô đùa, Mạnh Tử thường diễn lại những cảnh ông nhìn thấy ở bãi tha ma. Mạnh Mẫu nhận thấy đây không phải là chỗ ở tốt cho con trai mình, bà liền chuyển nhà sang một khu phố mua bán sầm uất nhưng tình hình không khả quan cho lắm. Mạnh Tử học cách cân, đong, đo, đếm của những kẻ mua bán, hay khoe khoang đồ của mình. Lần này, Mạnh Mẫu chuyển nhà đến gần một ngôi trường, từ đó Mạnh Tử học những khuôn mẫu lễ giáo và chăm chỉ học hành. Lúc bấy giờ Mạnh Mẫu mới thở phào: “Đây mới là chỗ ở của con ta”.

Một lần, nhà hàng xóm giết lợn, Mạnh Tử thấy vậy hỏi mẹ ‘giết lợn để làm gì’, Mạnh Mẫu lỡ miệng nói đùa: “Để cho con ăn”. Sau đó, bà đi mua thịt lợn về cho con ăn vì bà nghĩ nếu mình nói dối con chẳng khác nào dạy con nói dối. Một câu chuyện nổi tiếng khác về Mạnh Mẫu dạy con đó là khi đang dệt vải, thấy con trốn học đi về. Bà kêu Mạnh Tử đến gần rồi cầm dao chặt đứt tấm vải và mắng: “Con đi học mà bỏ học chẳng khác nào mẹ dệt vải mà chặt đứt nó vậy”. Thấm thía lời mẹ dạy, Mạnh Tử chăm học, dần trở thành học sinh giỏi nhất lớp và bậc đại hiền triết sau này.

Mạnh Mẫu nổi tiếng là một bà mẹ có cách giáo dục con nghiêm khắc và chu đáo nhất trong lịch sử. Bà có những cách dạy con hiệu quả như chấp nhận chuyển nhà để chọn môi trường sống thích hợp với con để tránh những ảnh hưởng xấu từ môi trường bên ngoài đem lại. Đồng thời, bà gieo vào tiềm thức con cái đức tính chân thật để tạo cho con nếp sống đạo đức sau này, dạy con tính cần cù, chăm chỉ, siêng năng, không biếng nhác, có một thái độ kiên trì nhẫn nại, khắc phục khó khăn, gian khổ.”

Thiếu Kỳ

Xem thêm:

Exit mobile version