Steve Jobs không phải là một người hoàn hảo, cũng không phải là người lãnh đạo tài giỏi nhất. Trong cuộc đời sự nghiệp, thỉnh thoảng ông lại trăn trở về nghiệp lãnh đạo của mình. Chúng ta cũng có thể học hỏi kinh nghiệm cuộc sống và sự thay đổi phong cách lãnh đạo của ông.
Đầu tiên chúng ta cần có lựa chọn thay đổi. Tiếp đến, chúng ta tìm câu trả lời cho câu hỏi: Thay đổi như thế nào? Và hình thức suy nghĩ vấn đề như thế nào để đạt thành công?
Hãy nhìn vào câu chuyện của Steve Jobs
Jobs 1.0
Đối đãi với sự mệt mỏi
Thời điểm anh đang đối diện với sự lựa chọn giữa đội của Lisa và Macintosh để làm sống lại công ty Apple. Lúc đó Lisa nói rằng: “Đối với sự việc này, các bạn sẽ không thể thành công!” Câu nói này đã khiến Sculley biểu lộ sự không hài lòng và tinh thần chán nản.
Ngay sau đó Steve đã tuyển dụng Sculley và tạo dựng mối quan hệ mật thiết. Không ngờ đến cuối cùng Sculley đã phản bội Steve.
Jobs 2.0
Đối mặt với sự thất bại
Sự phản bội của Sculley đã làm cho Steve Jobs bị tổn thương trầm trọng, tưởng chừng như không thể đứng dậy nổi. Nhưng rồi ông đã sáng lập Công ty NeXT – tiền thân của công Pixar chuyên sản xuất phim hoạt hình tiêu chuẩn vàng. Sau sự thất bại và gây dựng lại sự nghiệp, Steve Jobs cũng đã học được nhiều bài học có giá trị để phát triển toàn diện công ty.
Jobs 3.0
Chủ động sáng tạo
Trở về gây dựng công ty Apple, Steve làm việc như được tái sinh lại lần mới. Lúc này ông đã hiểu rõ hơn suy nghĩ của mọi người, và chính mình không còn là người nằm chờ thất bại.
Xây dựng phiên bản 1.0 ông muốn lật đổ các nhà vô địch. Cho ra đời phiên bản 3.0 ông muốn tạo một doanh nghiệp vững bền như kiềng 3 chân. Với mục tiêu này, ông vận dụng được tối đa kinh nghiệm của mình.
Jobs cho chúng ta biết, sự thất bại giống như một sự cảnh tỉnh giúp chúng ta đổi mới tư duy lãnh đạo.
Bình thường, các nhà lãnh đạo vẫn luôn muốn thoát ra khỏi lối tư duy quan niệm đã được học qua trường lớp và thế hệ đi trước. Nếu như công khai biểu đạt quan điểm lãnh đạo của cá nhân sẽ bị coi là người không đủ tư cách.
Những quy chuẩn của xã hội cũ đối với người lãnh đạo vô cùng hà khắc. Người lãnh đạo có thể là cha mẹ, thầy giáo, thủ trưởng, tổng thống, và là những người không bao giờ được phép phạm sai lầm. Họ phải là hình mẫu hoàn mỹ không khuyết điểm.
Khi gặp phải những đối thủ lớn, người lãnh đạo buộc phải khiến mình thoát khỏi những ràng buộc của lối tư duy cổ điển không hợp thời. Tuy nhiên, những quan niệm cũ này đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi con người từ lâu. Chính vì điều này, một số người khi đối diện với thử thách lớn thường hoài nghi chính mình và thiếu tự tin.
Người lãnh đạo chấp nhận thay đổi tư duy, sẽ biết bỏ đi những suy nghĩ và việc làm không thực tế, bằng lòng với chính mình và cố gắng không ngừng nghỉ. Người này hiểu rõ hành vi của bản thân chính là kết quả của thói quen mang tới, và nó hình thành do mệnh lệnh của thói quen.
Có 2 lối tư duy lãnh đạo
Một là bảo thủ trong nhận thức.
Những người này cho rằng, năng lực của mình là do trời sinh ra và không thể cải biến. Vì vậy họ đã để tuột mất thời gian khi đắm chìm trong những suy nghĩ tiêu cực. Vì thế, họ không có thời gian để sáng tạo và cải thiện hiệu suất làm việc. Những người có lối tư duy bảo thủ thường là những người lớn tuổi đã được dạy suy nghĩ vấn đề theo cách như vậy ngay từ khi họ còn nhỏ. Họ được dạy làm sao để an toàn trước mỗi cuộc chiến mà không muốn đột phá để có con đường thành công của chính mình. Chính vì vậy, sự giáo dục này đã hình thành lối tư duy trì trệ không thể phát triển.
Hai là tư duy phát triển
Người này tin tưởng rằng, năng lực của bản thân có thể nâng dần lên cùng với sự học hỏi và quá trình trưởng thành. Khi không ngừng học hỏi cũng là đang không ngừng bồi dưỡng các loại năng lực. Nó giúp con người có năng lực sẵn sàng gánh nhận những thách thức của cuộc sống. Mỗi lần vấp ngã là một lần trưởng thành hơn! Họ sẽ nói với chính mình: “Ngươi sẽ thông minh hơn, ngươi sẽ tốt hơn!”
Một điều đặc biệt mà tôi từng thấy ở công ty mà tôi thực tập, ở đây, họ khuyến khích các nhân viên nên cởi mở chia sẻ, và sau đó họ nói: “Ồ! Tốt quá! Mọi việc sẽ tốt hơn nữa!” Câu nói này thường được giữ ở trong tâm, vì thế các nhân viên ở đây làm việc mỗi ngày một tốt hơn.
Nếu đem hai người với 2 lối tư duy này đặt cùng một chỗ, chúng ta sẽ phát hiện: Người có lối tư duy phát triển, họ sống rất lạc quan và thiết lập được mục tiêu cao cả trong đời người, lại càng vận dụng tốt những gì đã tích lũy được. Còn ngược lại, người tư duy bảo thủ, họ thường bỏ nhiều thời gian làm việc hơn nhưng chiến lược của họ vẫn không đạt hiệu quả.
Bạn thuộc về tuýp người nào trong hai người này? Nên học hỏi ở điểm gì? Những thói quen gì cần phải thay đổi và bồi dưỡng như thế nào?
Bạn có thể dùng bút viết ra một loạt kinh nghiệm mà mình có:
– Liệt kê hết tất cả hành động có khả năng giúp chúng ta loại bỏ những thói quen xấu.
– Liệt kê ra những hành động giúp chúng ta trở nên tốt hơn.
Đa số nhưng người tài giỏi, họ đều có những thói quen không giống ai, ngay cả suy nghĩ của họ cũng khác. Có lẽ đó là điểm dẫn đến thành công của họ, bởi họ giám nghĩ giám làm những việc khác với người bình thường.
San San
Xem thêm: