Đối với nhiều gia đình Việt, sử dụng sa tế trở thành một thói quen trong bữa ăn hàng ngày.

Sa tế là hỗn hợp phụ gia tẩm ướp thực phẩm với nguyên liệu chính là ớt (ớt bột hoặc ớt tươi) và dầu ăn, ngoài ra có thể thêm sả. Sa tế có nguồn gốc từ người Mã Lai gốc Ấn Độ , cùng với các loại gia vị đậm đà chính gốc Ấn Độ.

Bên cạnh đó, sa tế còn là một loại nước sốt Trung Quốc, chủ yếu sử dụng ở Phúc Kiến, Triều Châu, và các món ăn Đài Loan. Nguyên thủy gọi là sốt Shacha được làm từ dầu đậu tương, tỏi, hẹ, ớt, cá, tôm khô, có một hương vị thơm ngon và hơi cay.

Sa tế còn là nguyên liệu phụ thêm cho các món sốt ớt sa tế, thịt nướng sa tế, dê nấu sa tế thơm lừng mùi cà ri, nghệ, hồi, quế, ngò, tiêu… Màu sắc hấp dẫn, phảng phất hương vị Đông phương huyền bí, lôi cuốn các món ăn có sa tế nhanh chóng phổ biến sang Singapore, Indonesia, Hồng Kông, Sài Gòn và nhiều nơi khác.

Ở Việt Nam, người Hoa ở Chợ Lớn du nhập và đã địa phương hóa cho hợp khẩu vị bản xứ phụ gia sa tế, họ đã bớt đi liều lượng những thứ gia vị căn bản nhằm giảm mùi hôi nồng, hãm vị cay, phối trộn thêm bột đậu phộng, nước chấm Tàu… định hình loại sa tế Sài Gòn, thơm dịu, tươi sắc, vị cay – chua – béo – mặn – ngọt, nhẹ nhàng.

Ảnh: Gia Đình.

Vậy để đảm bảo sức khoẻ và sử dụng sa tế thoải mái, chỉ với ba bước làm sa tế tại nhà của bạn Vũ Hương Giang chia sẻ trên báo Zing dưới đây, bạn có thể tham khảo để làm nhé.

Nguyên liệu:

  • Ớt sừng
  • 2 cây sả
  •  1 củ tỏi
  • 100 ml dầu ăn
  • 2 thìa nước mắm
  • 1 thìa cà phê muối
  • 60 gram đường
  • Bột điều
  • Máy xay đồ khô

Cách làm:

– Ớt sừng rửa sạch rồi cắt khúc ngắn, tỏi bóc vỏ thái nhỏ, sả thái mỏng.

– Bạn lần lượt cho tỏi vào xay nhuyễn sau đó đổ ra đĩa, tiếp tục cho sả vào xay nhuyễn rồi cho ra đĩa, cuối cùng đến ớt sừng cũng làm tương tự.

Ảnh: Zing.

– Đặt chảo lên bếp cùng với 100 ml dầu ăn đun cho dầu nóng thì bỏ sả vào phi thơm. Tiếp theo, bạn cho tỏi vào đảo đều xào đến khi dậy mùi thơm mới cho ớt xay vào đảo đều, nêm nước mắm, đường, muối, bột điều rồi trộn đều nguyên liệu, xào khoảng 1-2 phút là tắt bếp.

Để sa tế ớt nguội mới cho vào hũ sạch, đậy nắp kín bảo quản ngăn mát tủ lạnh dùng dần.

Một số lưu ý để ớt sa tế giữ được lâu hơn

– Khi lấy sa tế ra dùng, hãy múc bằng muỗng hoặc đũa sạch không dính thức ăn khác. Sau khi múc xong thì đóng nắp hũ lại, cần lấy tiếp thì dùng muỗng sạch khác để lấy.

– Không để muỗng nhựa vào trong hũ, chịu khó mỗi lần lấy thì dùng muỗng khác nhau.

– Bảo quản nơi thoáng mát (ngăn mát tủ lạnh), còn bảo quản bên ngoài thì không nên có ánh nắng chiếu trực tiếp vào hũ sa tế.

Bếp Đai Kỷ Nguyên chúc bạn thực hành thành công để có sa tế an toàn cho gia đình sử dụng nhé!

Video xem thêm: Cách làm gà rang muối

videoinfo__video3.dkn.tv||e65a44938__