Đại Kỷ Nguyên

Vì sao uống sữa bị đau bụng, tiêu chảy? Cách làm sữa thực vật an toàn bổ dưỡng cho gia đình

Sữa là thực phẩm phổ biến với tất cả mọi người. Thế nhưng vẫn có nhiều trường hợp khi uống sữa lại gặp phải những vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, co thắt bụng, buồn nôn, thậm chí là khó thở…

Nguyên nhân gây đau bụng và tiêu chảy khi uống sữa

– Cơ thể dị ứng với Gluten: Gluten là một loại protein có trong ngũ cốc như lúa mì và lúa mạch. Hầu hết cơ thể con người có khả năng hấp thụ được Gluten. Tuy nhiên, nó sẽ gây ra một số vấn đề về sức khỏe cho những người mắc bệnh Celiac (không dung nạp Gluten), dị ứng với Gluten, dị ứng lúa mì… (chiếm khoảng 3% dân số).

Gluten sẽ gây tổn thương thành ruột, thiếu dinh dưỡng, thiếu máu, các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, nhức đầu, mệt mỏi, phát ban da, giảm cân…

– Cơ thể không dung nạp Lactose: Lactose là một dạng đường có trong sữa động vật, chúng được hấp thụ vào máu để sản sinh ra năng lượng cho cơ thể. Trường hợp không dung nạp hoặc dị ứng Lactose là do cơ thể thiếu men Lactase để tiêu hóa đường Lactose có trong sữa sẽ gây chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy…

Sữa và các chế phẩm từ sữa chứa làm lượng Lactose nhiều nhất.

– Cơ thể dị ứng sữa: Trường hợp dị ứng sữa thường có nguồn gốc từ di truyền, tùy vào cơ chế sinh học của mỗi người hoặc trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện…. Protein có trong thành phần sữa động vật là nguyên nhân chính gây ra tình trạng dị ứng sữa, thường thấy ở các loại sữa động vật như bò, dê, cừu…

Ngoài ra, bạn không thể bỏ qua những nguyên nhân như:

Tự nấu sữa thực vật tại nhà như thế nào?

Sữa bắp (ngô)

Sữa bắp (ngô) tốt cho người bị táo bón, bệnh trĩ, phòng ngừa bệnh đường ruột, hội chứng ruột kích thích, ung thư ruột kết. Mỗi trái bắp (ngô) chứa 23% lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.

Người ra,  bắp (ngô) vàng chứa nhiều vitamin A (beta carotene) có lợi cho mắt, có hai chất giúp chống bệnh thoái hoá hoàng điểm gây mù ở người lớn tuổi là lutein & zeaxanthin, chống lại các bệnh cấp tính và mạn tính, gia tăng thị lực.

Sữa bắp (ngô) đặc biệt tốt cho thai phụ, người thiếu máu: Axit folic trong bắp (ngô) giúp ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh ở ống thần kinh thai nhi, tốt cả cho người thiếu máu.

Cách làm sữa bắp (ngô) tại nhà:

Sữa đậu nành

Sữa đậu nành rất tốt cho tim mạch và giảm nguy cơ béo phì và tiểu đường. Hợp chất isoflavones, genistein, daizein, glycitein trong đậu nành giúp khống chế và ổn định cholesterol trong máu. 25g đạm đậu nành trong khẩu phần ăn mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì và tiểu đường.

Mặc dù đậu nành không có nhiều canxi nhưng lại có nhiều isoflavones – chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa loãng xương và gia tăng khả năng hấp thụ canxi.

Ngoài ra, đậu nành còn có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa ung thư. Genistein trong đậu nành có tác dụng ngăn chặn sự tổn thương tế bào, làm giảm nguy cơ ung thư. Isoflavones trong đậu nành giúp giảm các triệu chứng khó chịu của thời kỳ mãn kinh.

Cách làm sữa đậu nành tại nhà:

Sữa đậu phộng (lạc)

Sữa đậu phộng giúp ngăn ngừa lão hóa, làm đẹp da và rất tốt cho hệ thần kinh. Polyphenol trong đậu phộng chống lão hóa rất tốt trên nhiều vùng, bộ phận của cơ thể, giúp làm da mịn màng, giảm nếp nhăn, nuôi dưỡng mái tóc bóng mượt, hạn chế rụng.

Đậu phộng giúp ngăn ngừa sỏi mật. Ăn đậu phộng có thể giảm 25% nguy cơ mắc bệnh sỏi mật. Cellulose trong đậu phộng giúp cho mật bài tiết tốt, nhờ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh sỏi mật.

Đặc biệt, đậu phộng có thể giúp tăng khả năng thụ thai ở phụ nữ và rất tốt cho việc phát triển ống thần kinh ở trẻ.

Cách nấu sữa đậu phộng tại nhà:

Sữa gạo lứt

Mỗi hạt gạo lứt có chứa một lượng tinh dầu nhất định có tác dụng giảm nồng độ cholesterol trong máu và ngăn ngừa các bệnh tim mạch.

Ngoài ra trong gạo lứt có nhiều mangan, giúp duy trì hệ thần kinh minh mẫn. Chất xơ trong gạo lứt làm hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, ngăn ngừa các hiện tượng táo bón, nhuận tràng, lợi tiểu, là một thực phẩm rất tốt cho kế hoạch giảm cân của bạn.

Cách nấu sữa gạo lứt tại nhà:

Sữa từ các loại hạt không những có hương vị thơm ngon mà còn có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy lựa chọn loại sữa phù hợp nhất cho bạn và gia đình nhé! Bếp ĐKN chúc bạn và gia đình luôn khoẻ mạnh và vui vẻ!

Hạ An (tổng hợp)

(Ảnh: Cooky/ Cookpad)

Video xem thêm: 10 mẹo bảo quản thức phẩm hữu ích

Exit mobile version