Cuốn sách dạy con được yêu chuộng nhất trong lịch sử Á Đông: Mỗi gia đình đều nên có 1 cuốn
Hiện nay, hầu hết các trường học ở Việt Nam đều đặt rất trang trọng dòng chữ: “Tiên học Lễ, hậu học văn”. Câu này thực ra có nguồn gốc từ lời giáo huấn của đức Khổng Tử trong “Luận ngữ – Học nhi”:
“Con em ở nhà thì hiếu thảo với cha mẹ, ra ngoài thì kính nhường bậc huynh trưởng, thận trọng lời nói mà giữ chữ Tín, yêu khắp mọi người mà gần gũi người nhân đức; làm được đến vậy rồi mà còn dư sức thì hãy học văn”.
Bám sát lời dạy ấy mà tiên sinh Lý Dục Tú vào những năm Khang Hy triều Thanh đã biên soạn nên tác phẩm “Đệ tử quy” (Phép tắc người con), được mệnh danh là một trong ba kinh điển giáo dục con em tốt nhất trong lịch sử Á Đông (cùng với “Tam tự kinh” và “Thiên tự văn”).
Tiên sinh Lý Dục Tú vì đã viết “Đệ tử quy” mà sau khi mất được thờ ở Đền Tiên Hiền ở Giáng Châu Tây Sơn. Tên sách “Đệ tử quy” là do Giả Tồn Nhân triều Thanh đặt, khi ông hiệu đính “Huấn mông văn” của Lý Dục Tú. Mà “Huấn mông văn” lại là do Lý Dục Tú cải biên từ sách “Đồng mông tu tri” của Chu Hy đời Tống mà ra.
Bởi vì Chu Hy thấy trường học khi đó “Giáo dục không có phương pháp, thầy trò nhìn nhau, lạnh nhạt như người qua đường”, đạo đức bại hoại, trọng lợi quên nghĩa, giáo dục chỉ để học sinh ứng phó với thi cử. Chu Hy cho rằng đây là bỏ gốc lấy ngọn, ông chủ trương dạy ngữ văn nên “lấy việc làm sáng tỏ nhân luân làm gốc”, do đó đã biên soạn một loạt giáo trình ngữ văn, trong đó để dạy trẻ em ông đã viết “Đồng mông tu tri”, dạy bảo hướng dẫn trẻ em chi tiết trong đời sống thường ngày.
Kế tục nội hàm của “Đồng mông tu tri”, cốt lõi của “Đệ tử quy” cũng là dạy bảo hướng dẫn trẻ em đạo đức luân lý và lễ tiết cơ bản, quy phạm hành vi chính xác của trẻ em.
Căn cứ vào lời dạy của Khổng Tử, “Đệ tử quy” chia làm 7 đoạn lớn là: “Ở nhà phải hiếu”, “Ra ngoài phải đễ”, “Cẩn thận”, “Thủ tín”, “Yêu thương rộng khắp”, “Gần người nhân”, “Có dư sức thì học văn”.
Vỏn vẹn trong 1.080 chữ, nội dung dễ hiểu, vần điệu lưu loát, dễ thuộc, “Đệ tử quy” giúp các em hình thành nhân cách trong sáng, thiện lương, vun trồng đức hạnh, có thể giữ phẩm giá trong thời buổi đạo đức suy thoái, dưỡng thành gia phong trung hậu, là nền tảng quan trọng giúp các em gây dựng một tương lai thành công, hạnh phúc.
Trên hành trình phục hưng văn hoá truyền thống, Đại Kỷ Nguyên kính cẩn giới thiệu kinh điển “Phép tắc người con” (Đệ tử quy) được biên dịch từ bản gốc “Tài liệu giáo khoa Văn hóa” của trang mạng Chánh Kiến (zhengjian.org), gồm trọn bộ Kinh văn và 32 bài giảng, mỗi bài đều có bản dịch, diễn giải, câu chuyện tham khảo và phần phụ chú. Ngoài ra, bộ sách còn giữ nguyên văn chữ Hán chính thể. Việc chuyển ngữ đảm bảo tính nguyên vẹn của kinh điển, không cải biến theo ngôn ngữ hiện đại, giúp độc giả cảm nhận sâu sắc nội hàm tri thức theo văn hoá truyền thống, có thể là tài liệu tham khảo hữu ích để học tiếng Trung.
Chúng tôi thành tâm hy vọng rằng, cuốn sách quý này sẽ đồng hành cùng mỗi gia đình trên con đường tìm về những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp, đạt tới nhân sinh hạnh phúc mỹ mãn.
BBT Đại Kỷ Nguyên
Audio: ‘Phép tắc người con’ (Đệ tử quy)
Download Audio
tổng quan (總敘 Tổng Tự)
(1)
Ở NHÀ PHẢI HIẾU (入則孝 Nhập Tắc Hiếu)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
RA NGOÀI PHẢI ĐỄ (出則弟 Xuất Tắc ĐỄ)
(8)
(9)
(10)
(11)
CẨN THẬN(謹 Cẩn )
(12)
(13)
(14)
(15)
(16)
(17)
THỦ TÍN (信 Tín)
(18)
(19)
(20)
(21)
(22)
(23)
YÊU RỘNG KHẮP(汎愛眾 Phiếm Ái Chúng)
(24)
(25)
(26)
(27)
(28)
GẦN NGƯỜI NHÂN (親仁 Thân Nhân)
(29)
CÓ DƯ SỨC THÌ HỌC VĂN (餘力學文 Dư Lực Học Văn)
(30)
(31)
(32)
Gian phòng sạch, vách tường sạch
Bàn học sạch, bút nghiên ngay
Mực mài nghiêng, tâm bất chính
Chữ viết ẩu, tâm sinh bệnh
Xếp sách vở, chỗ cố định
Đọc xem xong, trả chỗ cũ
Tuy có gấp, xếp ngay ngắn
Có sai hỏng, liền tu bổ
Không sách Thánh, bỏ không xem
Che thông minh, hỏng tâm trí
Chớ tự chê, đừng tự bỏ
Thánh và Hiền, dần làm được.
Quý độc giả có thể đọc trực tuyến hoặc tải về máy bản pdf tại đường dẫn sau:
Xem Video “Phép tắc người con”
(Biên dịch và thiết kế: Ban biên tập Đại Kỷ Nguyên.
Hình minh hoạ: Sử dụng từ cuốn “Quốc văn giáo khoa thư” và “Luân lý giáo khoa thư”)