Đại Kỷ Nguyên

5 khám phá khảo cổ gây chấn động giới khoa học, thay đổi sách giáo khoa?

5 khám phá khảo cổ gây chấn động giới khoa học

Ảnh: Đại Kỷ Nguyên

1. Những quả cầu đá tròng hoàn hảo ở Costa Rica: Làm cách nào tạo ra chúng?

Đây là một trong những bí ẩn khảo cổ lớn nhất tại Costa Rica, một quốc gia giáp biển ở Trung Mỹ. Được phát hiện lần đầu vào thập niên 1930, những khối đá lớn, tròn trịa đến mức gần như hoàn hảo đã khiến không ít nhà nghiên cứu kinh ngạc. Trong các thập kỷ tiếp theo, thêm 300 khối đá hình cầu như vậy đã được phát hiện, nằm ở vùng châu thổ sông Diquís và hòn đảo nhỏ Isla del Caño.

Các khối đá này, nhỏ thì từ vài centimet, lớn thì đến hơn 2 m phải mấy người ôm. Có khối nặng đến 15 tấn. Kết quả định tuổi chúng là vào khoảng năm 600 sau Công nguyên (SCN), phần lớn có niên đại sau năm 1000 SCN, tuy nhiên vẫn thuộc thời kỳ tiền Cô-lôm-bô, tức trước khi người Châu Âu đặt chân lên Châu Mỹ và khai phá vùng đất này. Do đó bí ẩn lớn nhất của những khối đá này là nó được chế tạo như thế nào.

Với hình dáng tròn gần như hoàn hảo, bề mặt phẳng nhẵn, những khối đá này hẳn đã được chế tác sử dụng máy móc hay quá trình cơ giới nào đó. Không chỉ vậy, thành phần cấu tạo trong một số khối đá (granit) phải được khai thác ở cách đó hơn 23 km, một quãng đường rất xa. Nên nhớ, có khối đá nặng đến 15 tấn, nên không hiểu người cổ đại đã di chuyển chúng bằng cách nào.

2. Kim tự tháp cổ nhất thế giới không phải ở Ai Cập?

Tọa lạc một cách sừng sững tại sa mạc Sahara, quần thể kim tự tháp Ai Cập có lẽ là những kim tự tháp lâu đời nhất trên toàn cầu, với niên đại khoảng 4.500 năm tuổi. Tuy nhiên, vào năm 2005, nhà khảo cổ học TS Semir Osmanagic đã gây xôn xao dư luận với tuyên bố cho rằng, ở Bosnia (một quốc gia Châu Âu) có một kim tự tháp còn lâu đời hơn thế.

TS Semir Osmanagich cho biết vật chất tìm thấy xung quanh các kim tự tháp này có niên đại cách đây khoảng 20.000 năm, trong khi nền văn hóa cổ xưa nhất của con người được cho là nền văn minh Sumer chỉ xuất hiện vào khoảng 3.000 – 4.000 năm trước Công Nguyên. Nó hẳn thuộc về một nền văn minh đã thất lạc nào đó mà chúng ta chưa biết đến. Không chỉ vậy, kim tự tháp này còn có một trường năng lượng kỳ diệu, những ai đến gần nhận thấy sự cải thiện rất lớn về thể chất sức khỏe.

3. Người La Mã từng đặt chân đến Châu Mỹ, trước cả Cô-lôm-bô

Có khả năng nhà thám hiểm Christopher Columbus không phải là người đầu tiên đặt chân lên Châu Mỹ. Bởi vào năm 1933, tại một tòa nhà cũ ở Mexico, người ta đã tìm thấy một bức tượng điêu khắc nhỏ hình mặt người. Hình dạng khuôn mặt trên bức tượng này giống với các tác phẩm chạm khắc tương tự của người La Mã vào thế kỷ 2 TCN.

Ngoài ra, ở Vịnh Guanabara gần Rio de Janeiro, Brazil, các nhà khoa học cũng tìm thấy bộ sưu tập các bình từ thế kỷ 3 mang dáng dấp La Mã. Đây là một bằng chứng khá thuyết phục khác chứng minh người La Mã đã bỏ xa Cô-lôm-bô hơn chục thế kỷ để đặt chân lên Tân Thế giới.

4. Nam Cực từng có khí hậu nhiệt đới, không lạnh lẽo băng giá như hiện tại

Ngày nay 98% diện tích Nam Cực bị băng tuyết bao phủ, đây là một nơi lạnh lẽo băng giá không người cư ngụ. Tuy nhiên, sau nhiều chuyến thám hiểm khu vực khắc nghiệt này, các nhà khoa học đã tìm thấy hóa thạch của các loài thực vật chỉ có thể mọc ở khu vực nhiệt đới, ví như cây dương xỉ, hay những loài động vật chỉ có thể sinh tồn trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, ví như loài thằn lằn cổ.

Những khám phá này có khá nhiều, khiến các nhà khoa học đặt ra một giả thuyết nghe có vẻ khó tin, rằng từ hơn 50 triệu năm về trước, Nam Cực từng được tận hưởng một khí hậu nhiệt đới ẩm, cây cối sum suê xanh tốt, có những bãi biển với cây cọ và bãi biển cát trắng nắng vàng.

Đặc biệt, nhờ ảnh chụp vệ tinh, người ta đã nhìn thấy một số công trình trông giống kim tự tháp ở đây. Phải chăng Nam Cực từng là nơi cư trú của một nền văn minh tiên tiến thời tiền sử?

5. Sừng khủng long có niên đại rất gần thời điểm hiện tại, khủng long không phải đã tuyệt chủng do thiên thạch rơi 65 triệu năm trước?

Năm 2012, tại hạt Dawson, bang Montana, Mỹ, nhà cổ sinh vật học Otis E. Kline đã tìm thấy một cái sừng của một con tam giác long Triceratops (khủng long ba sừng khổng lồ) (hình trên). Sau quá trình định tuổi, chiếc sừng được xác định niên đại vào khoảng 33.500 năm trước.

Kết quả này mâu thuẫn với quan niệm cho rằng khủng long đã bị tuyệt chủng từ cách đây 65 triệu năm trước khi một thiên thạch đụng phải Trái Đất, từ đó đặt dấu hỏi lớn cho thuyết tiến hóa.

Quý Khải

Exit mobile version