Đại Kỷ Nguyên

Cận cảnh loài chim Hồng hoàng quý hiếm

Hồng hoàng (Phượng hoàng đất) là loài chim rất hiếm ở Việt Nam. Hiện vườn thú Thủ Lệ (Hà Nội) đang nuôi hai con, còn Tràng An (Ninh Bình) thi thoảng người ta bắt gặp chúng bay lượn trên núi.

Thông tin trên Báo Dân Trí, Hồng hoàng hay Phượng hoàng đất (tên khoa học Buceros bicornis) là thành viên to lớn nhất trong họ Hồng hoàng (Bucerotidae). Loài chim này sinh sống chủ yếu trong các khu rừng của Ấn Độ, Đông Nam Á và miền nam Trung Quốc. Hồng hoàng sống khá lâu, tuổi thọ đạt tới 50 năm trong điều kiện nuôi nhốt.

Tại công viên Thủ Lệ, đôi chim Hồng hoàng luôn thu hút sự chú ý của khách bởi sự quý hiếm cũng như sự tò mò với cái tên Phượng hoàng đất ,gắn liền với nhiều câu chuyện dân gian. (Ảnh: Dân Trí)
Chim Hồng hoàng là loài chim lớn, có thể dài 95-120 cm, sải cánh dài tới 152 cm và cân nặng 2,15-4 kg. (Ảnh: Dân Trí)
Đặc trưng nổi bật của hồng hoàng là phần mũ mỏ màu vàng tươi trên đỉnh chiếc mỏ lớn. (Ảnh: Dân Trí)
Hồng hoàng cái nhỏ hơn, có đồng tử màu trắng và tròng mắt xanh lam. Con đực tròng mắt màu cam (hoặc màu đỏ), thường rỉa lông để bôi chất nhờn vào cánh sơ cấp. (Ảnh: Dân Trí)
Khi còn nhỏ lông chúng có màu xám và dần chuyển sang đen tuyền khi trưởng thành. Nửa thân sau và phần đuôi có màu trắng muốt, điểm thêm là một vành đen óng. (Ảnh: Dân Trí)

Theo VTC News, ở Việt Nam rất hiếm chim Hồng hoàng. Loài chim này cư trú trong một số khu rừng, chủ yếu ở khu vực rừng già nguyên sinh Vườn quốc gia (VQG) Bù Gia Mập (Bình Phước). Tại Tràng An (Ninh Bình) thi thoảng vẫn bắt gặp chúng bay lượn trên núi.

Trước đó, trên mạng xã hội đưa tin một chủ doanh nghiệp làm thịt hai con chim Hồng hoàng liên quan đến khu vực rừng VQG Bù Gia Mập. Đại diện Ban quản lý VQG Bù Gia Mập khẳng định trên TTXVN, không có sự việc trên. Thông tin này ảnh hưởng đến việc bảo tồn các loài động vật hoang dã quý hiếm và đề nghị trang mạng đính chính.
Chúng sống thành bầy đàn nhưng không ai phải cũng có cơ may nhìn thấy khi đến Tràng An. Có người tin rằng, Hồng hoàng sẽ mang lại may mắn cho ai được một lần bắt gặp trong đời.(Ảnh: VnExpress)
Hồng hoàng mái thường làm tổ vào đầu mùa mưa, cách mặt đất từ 5-15 m, trong lỗ rỗng trên thân các cây lớn và miệng tổ được bịt bằng một lớp trát bằng phân. Chúng tự giam mình cho tới khi chim non phát triển tương đối, sống nhờ thức ăn do chim trống đưa về thông qua khe nứt ở lớp trát. (Ảnh: VTC News)
Trong thời kỳ ở tổ, chim mái rụng lông hoàn toàn. Mỗi lứa đẻ 1-2 trứng và ấp trong 38-40 ngày. Hồng hoàng tạo thành các cặp một vợ một chồng nhưng sống thành bầy từ 2-40 cá thể. (Ảnh: VTC News)
Khi chim non cứng cáp, chim bố sẽ dùng mỏ của mình mở “cửa” để chim non ra ngoài. (Ảnh: VTC News)
Món ăn sở trường của Hồng hoàng là hoa quả, sâu bọ, côn trùng, loài ngặm nhấm nhỏ và cả loài chim nhỏ. (Ảnh: VTC News)
Chim Hồng hoàng nằm nằm trong sách đỏ, có nguy cơ tuyệt chủng. Người nào khai thác và săn bắn loài chim này có thể bị xử lý hình sự. Hiện đã có nhiều quốc gia nuôi và thuần hóa Hồng hoàng trong môi trường nuôi nhốt thành công. (Ảnh: VTC News)

Một số bộ lạc địa phương có nghề săn bắt là sự đe dọa đối với Hồng hoàng. Người ta cho rằng, máu của chim non có tác dụng an ủi những linh hồn quá cố và trước hôn lễ.

Những người đàn ông của một số bộ lạc tại Ấn Độ thường sử dụng lông của chúng để làm mũ đội, đầu cũng hay bị dùng làm vật trang trí. Trên thị trường, mỏ chim được rao bán lên đến hơn 6000 USD/kg, theo Báo Lao Động.

Khắc Ân (Tổng hợp)

Exit mobile version