Đại Kỷ Nguyên

Chiêm nghiệm Sài Gòn xưa qua những biểu tượng

Bìa sách Sài Gòn - những biểu tượng.

Tập sách Sài Gòn – những biểu tượng (nhiều tác giả, NXB Văn hóa – Văn nghệ và Phan Book) vừa phát hành, mang đến cho độc giả nhiều cảm xúc về cuộc sống đô thị thế kỷ trước.

Đâu mới là biểu tượng của Sài Gòn? Liệu có phải chỉ các công trình lớn? Sài Gòn: Những biểu tượng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó.

Đây là tập sách của nhiều tác giả, từng có nhiều năm gắn bó với thành phố này. Sách chọn ra các biểu tượng Sài Gòn từ những điều bình dị nhất, trong đó có con người Sài Gòn và cuộc sống của họ ở mỗi góc phố, nẻo đường.

Ý tưởng không mới, vẫn là những hình ảnh quen thuộc gắn bó với người Sài Gòn hàng trăm năm nay như chợ Bến Thành, nhà thờ Đức Bà, Bưu điện thành phố, chùa Vĩnh Nghiêm, tòa nhà Tổng giám mục… Nhưng Sài Gòn – những biểu tượng lại phù hợp với nhịp đọc chậm rãi, dung dị.

Đó không phải là cách giải quyết vấn đề, mà là gợi mở, thôi thúc trong độc giả tự tìm hiểu, khám phá cho riêng mình về mảnh đất đã hoặc chưa từng đi qua.

Độc giả lần lượt tìm thấy ở đây không gian của Đại học Văn Khoa thời vàng son, những phòng trà của Sài Gòn hoa lệ, và nhiều không gian mà cuộc sống hiện đại ngày nay khó tìm gặp một lần nữa.

Ban hợp ca Thăng Long lẫy lừng của Sài Gòn và nhạc sĩ Phạm Duy.
Khánh Ly, Lệ Thu và Thái Thanh (từ trái sang) – những danh ca một thời của Sài Gòn.
Danh ca Khánh Ly trong tà áo dài đứng hát bên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tại Quán Văn, ĐH Văn khoa Sài Gòn vào năm 1967.
Cà phê vỉa hè Sài Gòn xưa.
Số Đặc biệt Trung thu: Kỷ niệm Đệ nhị Chu niên của báo Thiếu Nhi. Từ năm 1971-1975 đã có 136 kỳ báo ra đời.
Trẻ em đọc báo Thiếu Nhi bên một sạp sách báo ở Sài Gòn.
Hình ảnh nữ tiếp viên hàng không của Air Viet Nam – hãng hàng không đầu tiên trong lịch sử Việt Nam . Trang phục khi đó là áo dài thắt eo với găng tay trắng.
Cô gái Sài thành mặc áo dài đạp xe trên phố…
Chợ Bến Thành của thế kỷ trước.

 

Exit mobile version