Đại Kỷ Nguyên

Con số 80 nghìn tỷ USD GDP toàn cầu được chia như thế nào?

Các nền kinh tế mới nổi đang vươn lên nắm giữ những vị trí quan trọng trong bảng xếp hạng các nền kinh tế thế giới theo GDP (tính theo ngang giá sức mua).

Theo ước tính mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), GDP toàn cầu trong năm 2017 ở vào mức 80 nghìn tỷ USD.

Mỹ vẫn là quốc gia có tỷ trọng GDP lớn nhất thế giới với 19,4 nghìn tỷ USD, chiếm 24,4% nền kinh tế toàn cầu.

Vị trí á quân thuộc về Trung Quốc với GDP đạt 12,2 nghìn tỷ USD. Nhật Bản với 4,9 nghìn tỷ USD và Đức với 4,6 nghìn tỷ USD lần lượt đứng ở vị trí thứ 3 và 4.

Điều đáng chú ý là tổng giá trị GDP của 4 quốc gia trên đã chiếm tới 50% tổng GDP toàn cầu.

Thị phần GDP của các nước năm 2017. (Nguồn: Visualcapitalist)

Trong vài năm gần đây, danh sách các nền kinh tế hàng đầu không có quá nhiều thay đổi. Tuy nhiên, các lực lượng định hình tương lai của kinh tế toàn cầu đang xoay chuyển, đặc biệt khi nói đến các thị trường mới nổi.

Ấn Độ hiện đã vượt mặt Pháp trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới, với tổng giá trị khoảng 2,6 nghìn tỷ USD, chiếm 3,3% GDP toàn cầu. Con số này có nhiều khả năng sẽ tăng hơn nữa bởi tốc độ tăng trưởng GDP của Ấn Độ luôn đạt mức cao trong hai năm gần đây. Vào quý II/2018, GDP của quốc gia Nam Á này là 8,2%.

Một quốc gia nữa khiến thế giới phải chú ý đó là Brazil. Nước này đã vượt qua Ý để chiếm trị ví thứ 8 trong bảng GDP toàn cầu.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng vượt qua Hà Lan để trở thành nền kinh tế lớn thứ 14 thế giới và Ả rập Xê út đã chiếm vị thứ 19 của Thụy Sỹ.

Kiều Ngọc (Tổng hợp)

Exit mobile version