Đại Kỷ Nguyên

Cuộc sống nhộn nhịp của chim cánh cụt hoàng đế nơi Nam Cực lạnh giá

Nhiếp ảnh gia Sue Flood đã thám hiểm Nam Cực hơn 20 lần để chụp ảnh về loài chim cánh cụt hoàng đế lớn nhất thế giới. Dưới khí hậu khắc nghiệt, cuộc sống của  vẫn nhộn nhịp và đông vui.

Sue Flood, 53 tuổi, đến từ miền bắc xứ Wales vừa xuất bản cuốn sách ảnh mới về loài chim cánh cụt hoàng đế ở Nam Cực. Trong ấn phẩm này, nữ nhiếp ảnh gia chia sẻ về hành trình đến Nam Cực và sự ngạc nhiên khi tận mắt nhìn thấy kích thước thật của những chú chim cánh cụt.

Nhiếp ảnh gia Sue Flood

Sue Flood cho hay ngoài đời, chim cánh cụt hoàng đế to hơn rất nhiều so với tưởng tượng của cô. Con chim trưởng thành có chiều cao trung bình gần 1,3 m.

Địa điểm chụp chính cho bộ ảnh này là tại vùng biển Weddell và Ross ở Nam Cực, xa xôi và nguy hiểm. Nhiệt độ ở đây rất thấp, có khi xuống tới -50 độ C khiến nữ nhiếp ảnh gia gặp nhiều khó khăn trong lúc tác nghiệp.

Ảnh trên chụp cảnh 2 chim cánh cụt hoàng đế bảo vệ chim con. Sue Flood chia sẻ: "Tôi sẽ không bao giờ quên ngày chụp bức ảnh này. Đó là ngày 22/12/2008, khi tôi đến biển Ross. Tôi dùng ống nhòm thăm thú xung quanh và đột nhiên thấy cảnh tượng ấm áp đó".

Chim cánh cụt hoàng đế là loài vật có kích thước lớn nhất trong 17 loài chim cánh cụt. Chúng không bao giờ sống ở đất liền mà chỉ sinh hoạt ở trên biển băng.

Một chú chim cánh cụt mới lớn chuẩn bị thay lông.

Chim cánh cụt có thể sống được ở những nơi điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất. "Khi băng tan vào khoảng tháng 12 và tháng 1, đàn cánh cụt sẽ di cư khỏi lãnh thổ của mình. Những chú chim cánh cụt mới lớn sẽ được tách riêng khỏi đàn. Lúc này, bộ lông xám từ ngày bé sẽ được thay thế bởi bộ lông đen tuyền của những chú chim trưởng thành", Sue Flood nói.

Trước khi băng tan, những con chim trưởng thành sẽ kéo đàn đi kiếm thức ăn dự trữ cho mùa di cư. Đây là công việc tốn rất nhiều thời gian và sức lực của cánh cụt trưởng thành.

Ảnh: Sue F

(Tổng hợp)

Exit mobile version