Những năm gần đây, sự đa dạng trong kịch bản, dàn dựng, diễn xuất… của phim Việt đã tạo nên diện mạo mới cho nền điện ảnh nước nhà. Tuy có cố gắng, nhiều phim Việt vẫn không tránh được những lỗi ngớ ngẩn về kịch bản, bối cảnh… khiến người vừa buồn cười và khó chịu.
 

Lỗi kịch bản

Các bộ phim Việt chiếu ở khung giờ vàng, đa số lấy bối cảnh đương đại hoặc thời đại cũ như Thương nhớ ở ai, Mộng phù hoa

Phim chủ yếu khai thác về đời sống hiện thực, tuy nhiên, người xem vẫn còn cảm thấy xa vời, thiếu hơi thở đời thường.

Loạt "sạn" thường gặp trên phim truyền hình Việt
Được đầu tư kỹ lưỡng nhưng Tình khúc Bạch Dương không tránh khỏi nhiều tình tiết thiếu lôgic.

Thực tế phim truyền hình Việt hiện nay vẫn mắc phải lỗi dài dòng, nặng tính trình bày, tình tiết còn rất thiếu logic và khó hiểu.

Lỗi bối cảnh, dàn dựng

Bối cảnh, đạo cụ còn sơ sài, chưa được chú trọng đầu tư nhiều, chủ yếu mang tính minh họa.

Trong phim Thương nhớ ở ai, bối cảnh nông thôn của bộ phim rất được đầu tư, nhưng không khó để nhận ra sự dàn dựng và “làm màu”. Cảnh đẹp nhưng quá sức sạch sẽ so với hình ảnh làng quê Bắc Bộ những năm hậu chiến nhiều hỗn loạn.

Tràn ngập quảng cáo

Trong phần 1 của Tuổi thanh xuân, gia đình của Linh (Nhã Phương) từng ngồi ca ngợi chất lượng cửa sổ của một thương hiệu nổi tiếng.

Hay Người phán xử tiền truyện, từ giữa tập 2 và cuối tập 4, phim dành mỗi tập khoảng hơn 5 phút trên tổng thời lượng 20 phút để miêu tả trường đoạn vui chơi của cậu ấm Phan Hải (Việt Anh) trong một công viên giải trí.

Loạt "sạn" thường gặp trên phim truyền hình Việt
Tập 2 Người phán xử tiền truyện dành hẳn một phân đoạn để PR cho khu vui chơi giải trí của nhà tài trợ. Việc quảng bá tràn lan, lộ liễu trên phim Việt, khiến người xem vô cùng khó chịu.

Giọng thoại tẻ nhạt

Giọng thoại thiếu cảm xúc trong Zippo, mù tạt và em

Trong phim Zippo, mù tạt và em, Thanh Vân Hugo đảm nhận lồng tiếng cho vai diễn ghê ghớm nhưng giọng nói quá ủy mị khiến người xem cảm thấy có độ vênh so với diễn viên.

Nguyễn Hiệp