Đại Kỷ Nguyên

‘Nghìn lẻ’ chiêu chống nóng bá đạo của động vật

Loài vật to lớn như voi cũng phải tìm mọi cách để chống chọi lại nắng nóng. Một trong những cách đó là dùng cát ẩm hoặc bùn đắp lên cơ thể thường xuyên. Lớp bùn và lớp cát đó sẽ giúp chúng đỡ bị cháy nắng, đồng thời giúp voi hạn chế bị côn trùng cắn.

Giải nhiệt bằng lưỡi, thay đổi thời trang, đi tiểu lên chân… là những cách chống nóng độc đáo của các loài động vật.
 

Cách chống nóng đặc trưng của loài chó là thè lưỡi và thở hổn hển liên tục. Những hơi thở mạnh sẽ giúp lượng nước bọt tập trung nhiều trên lưỡi, chất ẩm trong phổi bay hơi giúp làm mát cơ thể.
Tắc kè hoa sử dụng khả năng biến đổi màu nhanh như chớp để thích nghi với sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa ngày và đêm. Vào sáng sớm, khi nhiệt độ xung quanh còn thấp, tắc kè hoa sẽ biến đổi lớp da thành màu đen sậm. Khi nhiệt độ càng tăng, màu da tắc kè hoa sẽ càng nhạt dần cho đến khi trở thành màu trắng vào giữa trưa để phản xạ lại hầu hết nhiệt.
Loài cò Marabou ở châu Phi thường phải sống trong điều kiện ít nước. Cái nắng ở vùng nhiệt đới khiến đôi chân chúng trở nên bỏng rát vì thường xuyên tiếp xúc với mặt đất. Chúng đã nghĩ ra cách làm mát là đi tiểu lên chân.
Màu chân nguyên gốc của cò Marabou là đen, còn màu trắng như hiện tại là do sự kết tinh acid uric bám trên chân. Cách làm mát này tuy không vệ sinh nhưng rất hiệu quả, giúp chúng phát triển rộng rãi tại châu lục nóng nhất của thế giới.
Vào mùa khô hạn, cá phổi Tây Phi sẽ trốn sâu xuống dưới lớp bùn và tiết thật nhiều chất nhầy bao bọc cơ thể, chất nhầy này sau đó cứng lại thành kén. Cá phổi cứ thế ngủ chờ cho mùa nắng nóng, khô hạn qua đi rồi mới chui ra ngoài.
Khi nước bốc hơi hết,
cá phổi sẽ chui xuống bùn và ngủ trong kén để tồn tại qua mùa hè nắng nóng.

Nguyễn Hiệp

Exit mobile version