Tinh hoa của nền công nghiệp thời trang là các show trình diễn mà ở đó người mẫu là tâm điểm với các bước catwalk điêu luyện. Thời mới bắt đầu, các người mẫu chỉ được bước đi trong không gian nhỏ hẹp, kín đáo. Tới nay, họ đã có thể tự tin sải bước trên các sân khấu lớn nơi có hàng ngàn ánh mắt trông theo.
Mối quan hệ giữa nhà mốt và ngôi sao
Việc ra mắt BST đầu tay cùng sự kết hợp với minh tinh điện ảnh Audrey Hepburn năm 1952 đã giúp NTK người Pháp Hubert de Givenchy gây được nhiều sự chú ý.
Là nhà thiết kế nổi tiếng với những thiết kế để đời trong các bộ phim như “Sabrina” (1954), Tyffany (1961), Hepburn và Hubert de Givenchy trở thành cặp đôi có sức ảnh hưởng lớn đối với làng thời trang thế giới trong mối quan hệ nhà tạo mốt – ngôi sao. Mối quan hệ này cho đến nay vẫn được gắn kết và thăng hoa.
Những năm 1960, các show diễn thời trang diễn ra một cách kín đáo với quy mô nhỏ. Các nhà mốt lo sợ rằng những tác phẩm của mình có thể bị sao chép nên thường không mời các nhiếp ảnh gia tới show diễn.
Năm 1956, lần đầu tiên có sự kết nối giữa thời trang và truyền thông khi Gaby Aghion nhà thiết kế người Pháp ra mắt thương hiệu Chloé, ông đã mời giới báo chí tham gia.
Đồ may sẵn lên ngôi
Những năm 1960, vẫn là sự thống trị của thời trang cao cấp, bên cạnh đó, các nhà mốt như Carven và Nina Ricci cũng cho ra mắt bộ sưu tập đồ may sẵn. Đến 1966, NTK Yves Saint Laurent cho ra đời cửa hàng chuyên bán đồ may sẵn.
Catwalk hiện đại bắt đầu
Khi thời trang may sẵn lên ngôi đồng nghĩa với việc các nhà tạo mốt muốn phô bày các thiết kế mới lạ. Tại Pháp, nhiều bộ sưu tập được ra mắt trên các sàn diễn. Năm 1973 Hiệp hội Thương mại Thời trang Pháp ra đời nhằm hợp nhất các show diễn tự phát với tên gọi Tuần lễ Thời trang Paris.
Thời trang Châu Âu khởi sắc
Đầu thập niên 1980 thủ đô Luân Đôn (Anh) trở thành trung tâm của sự sáng tạo với nhiều thiết kế độc đáo. NTK Vivienne Westwood là người đi đầu trong phong cách độc đáo, mới lạ nhưng gây nhiều tranh cãi. Lúc này, các nhà mốt bắt đầu tận dụng sàn catwalk với những chiêu thức mới thu hút sự chú ý, theo Dân trí.
Năm 1981, hai nhà tạo mốt người Nhật Bản là Rei Kawakubo và Yohji Yamamoto cũng cho ra mắt show thời trang tại Pháp với phong cách đầy tinh quái, trái ngược lại với vẻ gợi cảm của các NTK Paris trước đó.
Mới lạ với không gian tổ chức show
Năm 1989, NTK người Bỉ Martin Margiela đã “phá vỡ” những chuẩn mực show truyền thống khi lựa chọn một sân chơi xuống cấp của trẻ em làm nơi trình diễn. Sân khấu sắp xếp theo lối tự do khá phóng khoáng và được đánh giá cao.
Không gian nhà thờ thành phố London (Anh) cũng được Alexxander McQueen vận dụng làm nơi trình diễn các thiết kế thời trang. Sự kiện được đánh giá cao bởi sự kết hợp hài hòa giữa không gian, con người, trang phục, ý nghĩa truyền tải.
Công nghệ tác động tới thời trang
Công nghệ là công cụ để đưa thời trang đi xa hơn với công chúng. Năm 1988, lần đầu tiên NTK người Áo Helmut Lang tận dụng Internet nhằm giới thiệu bộ sưu tập của mình.
Năm 2010, nhà tạo mốt Anh Alexxander McQueen là người đầu tiên “livestream” show diễn thời trang của mình. Hình thức này hiện nay đã được sử dụng khá phổ biến nhằm đưa ngành thời trang đến gần hơn với công chúng.
Nguyễn Hiệp