Đại Kỷ Nguyên

Roger Federer – Huyền thoại bất tử bất chấp tuổi tác của làng quần vợt thế giới

Những chiến thắng làm nên một tượng đài và những kỷ lục thì làm nên một huyền thoại. Nhưng một Roger Federer bằng xương bằng thịt vẫn sừng sững trên sân cho tới nay là minh chứng rõ nhất cho hai từ “tượng đài” và “huyền thoại”.

Trong tennis, người ta thường nói rằng Federer có ánh mắt của một con diều hâu, chưa bao giờ hết khát khao và không ngừng toả sáng. Điều này được minh chứng rõ nhất bằng việc tay vợt 36 tuổi người Thụy Sỹ giành chức vô địch Grand Slam lần thứ 20 trong sự nghiệp, nhiều nhất trong làng banh nỉ thế giới và chiếm tới 10% tổng số lần nhận cúp cho giải đấu đơn nam từ năm 1968. Đây cũng là danh hiệu trong lần thứ 72 tham gia giải Grand Slam suốt chiều dài sự nghiệp của Federer.

Anh chia sẻ: “Tôi còn không tin mình đã vô địch ba giải Grand Slam trong 12 tháng qua. Thật tuyệt vời!”

Federer không kìm được nước mắt khi dành danh hiệu Grand Slam lần thứ 20 trong sợ nghiệp. (Ảnh: blog.fortunebetng.com)

Trong kỷ nguyên của các giải Grand Slam, chỉ có Ken Rosewall hơn được Federer khi vô địch Australia mở rộng ở tuổi 37 mà thôi. Anh là tay vợt hiếm hoi trong tennis là nhà vô địch của nhiều giải đấu lớn dù đã ngoài 30 tuổi. Hơn nữa, nhiều khán giả sau khi chứng kiến trận chung kết vừa qua nhận định rằng đây là trận chung kết Grand Slam nhàm chán nhất từ trước tới nay vì trình độ cũng như đẳng cấp giữa Federer và người đàn em Marin Cilic là quá chênh lệch nên việc Federer giành chiến thắng là việc không có gì bất ngờ.

Federer là tay vợt duy nhất nắm giữ nhiều kỷ lục trong các gải Grand Slam từ khi được thành lập cho tới nay: 332 lần chiến thắng trong các trận đấu đơn của hệ thống, dành được 3 chức vô địch đơn nam trong năm (2004, 2006 và 2007) hay 30 lần lọt vào các trận chung kết đơn nam….

Ngoài ra, anh còn được bầu chọn tới 7 lần làm đại diện thể thao trong năm của Thụy Sĩ, 5 lần là vận động viên tiêu biểu của ATP, 4 lần được đài BBC bình chọn là vận động viên tiêu biểu của năm cùng nhiều danh hiệu cao quý khác.

Trong làng quần vợt thế giới, có quá ít những tay vợt dành được nhiều thành công như Federer. (Ảnh: Indian Link)

Có thể nói, Federer là tượng đài của làng quần vợt thế giới, không chỉ là thành công với vô số kỷ lục đạt được mà nó còn lại thể hiện qua cách mà anh giành được những chúng như thế nào. Tất nhiên, những thành công đó không phải ngẫu nhiên từ trên Trời rơi xuống mà đằng sau đó là sự nỗ lực không ngừng nghỉ và tập luyện vô cùng vất vả của Federer.

Thành công đến từ sự điềm đạm và chuyên nghiệp

Đam mê quần vợt từ khi còn rất nhỏ, Federer đã làm quen với môn thể thao này từ khi lên 8 tuổi. Tuy nhiên, cũng như những đứa bạn cùng tuổi thời niên thiếu, Federer cũng bồng bột, nóng tính hay chửi thề, mất kiểm soát khi thi đấu trên sân. Chỉ đến khi được đào tạo bài bản và thi đấu chuyên nghiệp, anh mới lấy lại được sự bình tĩnh cũng như thể hiện sự chuyên nghiệp của một vận động viên tennis đẳng cấp.

Giai đoạn 1998 – 2002 là giai đoạn khởi đầu và đột phá trong giải ATP. Federer giành dành danh hiệu đầu tiên trong sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp mình tại giải ATP vào năm 2001 cũng như đánh bại tay vợt huyền thoại người Mỹ Pete Sampras ngay trong năm đó. Giai đoạn 2003 – 2004 là một bước tiến lớn trong sự nghiệp của tay vợt người Thụy Sỹ khi anh vô địch Wimbledon đầu tiên và bắt đầu thống trị làng quần vợt thế giới.

Federer dành chức vô địch Wimbledon đầu tiên vào năm 1998 tại Basel, Tụy Sỹ. (Ảnh: Pledge Sports)

Đến năm 2009, Federer dành đủ cả 4 giải Grand Slam trong năm và đạt kỷ lục về số giải Grand Slam trong lịch sử. Bắt đầu từ đây, anh chính thức viết lên lịch sử huyền thoại cho riêng mình và xô đổ kỷ lục của những huyền thoại trong quá khứ.

Anh là tay vợt duy nhất dành được 5 chức vô địch tại 3 gải Grand Slam khác nhau là Australia mở rộng, Wimbledon và Mỹ mở rộng. Tính đến ngày 25/7/2017, Federer đã ngự trị vị trí số 1 thế giới trong các bảng xếp hạng quần vợt trong suốt 302 tuần, trước đó anh cũng từng nắm giữ vị trí số 1 thế giới lâu nhất với 237 tuần. Tay vợt người Thụy Sỹ cũng từng nắm giữ kỷ lục về những trận thắng liên tiếp với 65 trận trên mặt săn cỏ và 56 trận trên mặt sân đất nện ( sân đất nện là nơi Rafel Nadal được phong làm “Vua” khi anh giành rất nhiều trận thắng). Chính vì vậy, những người hâm mộ môn quần vợt đã đạt cho anh biệt danh “Tàu tốc hành”.

Vậy điều gì đã tạo nên một Federer mạnh mẽ và đặc biệt như vậy?

Điều đặc biệt làm nên Federer như hiện nay mà không một vận động viên quần vợt khác có được chính là phong cách thi đấu điềm tĩnh, ổn định nhưng biến hóa và đặc biệt là đẹp mắt. Đây là điểm khác biệt đặc trưng giữa anh với nhiều huyền thoại quần vợt khác dựa trên nền tảng kỹ thuật điêu luyện cùng tâm lý thi đấu ổn định, bình tĩnh và không nóng vội.

Điểm đặc biệt đầu tiên là kỹ thuật giao bóng. Những cú giao bóng của Federer thuộc hàng tốt trên thế giới, chúng không quá mạnh nhưng (từ 170km/h – 190km/h) nhưng có đủ độ hiểm để đánh bại những tay vợt hàng đầu. Thêm vào đó, vai của anh giữ nguyên khi giao bóng và chỉ xoay vợt để chọn điểm rơi ngay khi chạm bóng, qua đó khiến đối thủ khó mà đoán trước hướng đi của quả bóng. Tuy vậy, Roger vẫn gặp khó khăn khi thi đấu trên mặt sân đất nện vì những cú giao bóng của anh bị làm chậm đi rất nhiều, trước cả khi “ông vua” mặt sân đất nện Nadal xuất hiện.

(Ảnh: tennisistanbul.com)

Điểm đặc biệt tiếp theo là những cú đánh thuận tay của anh. Nó là một trong những kỹ thuật tốt và hay nhất thế giới quần vợt: anh để một phần bàn tay của mình ra ngoài cán vợt giúp rút ngắn khoảng cách của anh với trái bóng cũng như tăng lực tác động vào những cú thuận tay phải.

Điểm đặc biệt cuối cùng là khả năng đánh trái tay. Federer có lẽ là vận động viên quần vợt duy nhất đánh trái tay chỉ bằng 1 tay nhất, chứ không cần đến 2 tay như những vận động viên khác. Điều này giúp anh linh hoạt và vươn xa hơn trong các tình huống đánh bóng đôi co với đối thủ nhưng cần có sự phán đoán chính xác thời điểm tiếp xúc với trái bóng.

Vì để 1 phần bàn tay của mình ra ngoài cán vợt nên Roger có độ cơ động cũng như lực đánh rất tốt ở cả 2 tay. (Ảnh: Webthethao)

Nhưng điều này cũng có điểm hạn chế lớn là Roger phải di chuyển vòng sang phần bên trái sân để thực hiện cú ve trái tay và không thể liên tục duy trì liên tục trong một thời gian dài vì nó rất tốn sức. Vì vậy nhiều đối thủ, đặc biệt là Nadal đã tận dụng điểm yếu này của anh để ghi điểm trong trận trạm chán đầu tiên giữa 2 người ở một giải đấu tennis nhỏ ở Miami vào năm 2004.

Bắt đầu từ năm 2010, Roger bắt đầu tập luyện hằm khắc phục tốt điểm yếu này, biến cú đánh trái tay của anh có lực tương tự như 1 cú đánh thuận tay. Chính điều này đã giúp anh đả bại Rafel Nadal trong cả lần gặp trong năm 2017 và giành liên tiếp 2 Grand Slam.

Danh hiệu Grand Slam thứ 18 của Federer đến theo một kịch bản vốn chỉ dành để tôn vinh những huyền thoại. (Ảnh: Docbao.vn)

Điều đặc biệt thứ 2 ở Federer là lối di chuyển cự kỳ thông minh của anh. Anh chạy theo kiểu các vũ công Ballet, di chuyển bằng các đầu ngón chân dù ở tốc độ nào.

Ngày nay, các chuyên gia thể thao cho rằng sự thành công của Federer là sự kết hợp phong cách thi đấu cùng sự tự tin, chuyên nghiệp và đẩy nó lên một tầm cao mới. Sự kết hợp giữa lối chơi hiệu quả và đẹp mắt không chỉ giúp anh phá vỡ các kỷ lục quan trọng hay liên tiếp đứng vị trí số 1 trên bảng xếp hạng mà còn giúp anh thu hút được sự hâm mộ của người hâm mộ.

Chứng kiến những màn trình diễn xuất sắc của Roger, tay golf huyền thoại nước Mỹ từng thốt lên rằng: “Những gì anh ấy làm được trong tennis còn nhiều hơn những gì tôi làm được trong golf”.

Sự trở lại của nhà vua

Thành công là vậy nhưng ít ai nghĩ rằng Federer từng vật lộn với chấn thương trong 2 năm 2012 và 2013. Tuy nhiên, bằng tinh thần thép, anh đã vượt qua mọi chông gai.

Chấn thương là một phần trong cuộc đời của mỗi 1 vận động viên thể thao. Với hàng loạt giải đấu diễn ra trong năm, các vận động viên phải biết sắp xếp thời tập luyện, phục hồi thể lực nhằm duy trì phong độ và quan trọng hơn nữa là tránh chấn thương. Vì vậy, thể lực là một điều rất quan trọng cho các vận động viên, nhất là vận động viên trẻ.

Kể từ năm 2013, những chấn thương liên tục đeo bám Roger khiến anh thua nhiều trận hơn trước và bị loại khỏi nhiều giải đấu lớn. Thêm nữa, tuổi tác cũng cho phép anh thi đấu đỉnh cao trong một thời gian và việc giải nghệ sớm là không thể tránh khỏi.

Việc gặp chấn thương liên tiếp trong năm 2013 khiến sự nghiệp của Federer tụt dốc thảm hại và có nguy cơ giải nghệ là rất cao. (Ảnh: Webthethao)

Nhưng đối với Roger thì không. Nhờ tình yêu mãnh liệt với môn quần vợt, Roger miệt mài luyện tập, tăng cường sức khỏe và thi đấu liên tục, hơn nữa với khả năng biết cách thích ứng với nhiều hoàn cảnh mà Roger có thể trụ vững trong làng thể thao lâu như vậy. Anh có thể tham gia các trận đấu dù chấn thương chưa lành hay vượt qua các đợt trị liệu đau đớn, đặc biệt là tình yêu với tennis đã giúp anh đứng lên từ đống tro tàn và lấy lại hình ảnh “Tàu tốc hành” mạnh mẽ ngày nào.

Vậy anh đã vượt qua giai đoạn tồi tệ này thế nào?

Đó là sự học hỏi liên tục nhằm hoàn thiện kỹ thuật cũng như lối chơi của bản thân để thích ứng với từng thời điểm. Lối chơi đẳng cấp và kỹ thuật thượng thừa không phải là điều tự nhiên sinh ra mà nó là sự đúc kết sau nhiều năm thi đấu đỉnh cao.

Ví dụ:

Những cú ve trái tay đầy uy lực chính vũ khí của Federer trong các lần đối đầu với những tên tuổi lớn. (Ảnh: Zing News – Zing.vn)

Bên cạnh đó, Roger còn sử dụng một phương pháp hữu hiệu là “biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”. Nhận rõ thể lực của mình không đọ được với giới trẻ nên Federer luôn đánh nhanh thắng nhanh, phát huy tối đa những pha phát bóng ăn điểm trực tiếp, giao bóng trên lưới. Không phải ngẫu nhiên mà mọi người gọi anh là “Tầu tốc hành” bởi tay vợt này biết phát huy tối đa thế mạnh của mình cũng như khắc phục điểm yếu.

Vì thế, trong suốt sự nghiệp thi đấu đỉnh cao của mình, Federer từng gặp rất nhiều tay vợt tên tuổi khác như Pete Sampras, Andy Murray, Novak Djokovic nhưng Federer đã chứng minh không có một công thức nào cho chiến thắng mà chúng ta cần phải thích nghi, cạnh tranh và liên tục thay đổi để tiến lên.

Anh từng chia sẻ sau khi giành danh hiệu Grand Slam lần thứ 20 rằng:

“Tôi sẽ tiếp tục chế độ luyện tập và giữ sự khát khao, hy vọng mọi điều tốt đẹp sẽ tới. Cuối cùng, tôi không nghĩ nhiều về tuổi tác, đó chỉ là những con số”.

Có thể nói rằng, Roger Federer và Cristiano Ronaldo là hình mẫu lý tưởng để đạt được thành công: Bạn không cần phải quá tài giỏi nhưng luôn biết học hỏi, luyện tập và tìm cách thích ứng với mỗi hoàn cảnh thì thành công không sớm thì muộn sẽ đến với bạn!”

Video:

Sơn Tùng

Exit mobile version