Tết xưa trong tôi là một miền cổ tích vẹn nguyên, nơi đó trắng ngần màu gạo nếp làm bánh chưng, và mùi thơm ngai ngái lá dong cùng tiếng bếp củi kêu tí tách…

Thời xưa, Tết là thời gian mà bất cứ ai từ già tới trẻ đều trông ngóng và háo hức. Chính bởi vậy, những kỷ niệm về Tết xưa đã trở thành một phần ký ức không bao giờ có thể quên trong tâm trí những con người đã đi qua thời gian.

Đó có thể là cái Tết của những năm còn khó khăn vì bữa ăn hàng ngày. Đó là cái Tết của ngày bé, theo đám trẻ trong làng rồng rắn đi chúc Tết để được nhận những phong bao lì xì, là những ngày háo hức được bố mẹ mua cho bộ quần áo mới cũng sung sướng, mất ngủ cả đêm.

Với bộ ảnh Tết xưa dưới đây, nhiều dân mạng đã phải rưng rưng nước mắt khi những kỉ niệm của ngày xưa đó lại ùa về.

 

Hình ảnh mọi người bên bánh chưng ngày Tết xưa luôn rộn rã tiếng cười đùa.

Giò giã tay thủ công bằng cối đá, được gói lá chuối khác hẳn với giò luộc bằng khuôn inox bọc túi bóng ngày nay. Ai đã ăn một lần thì sẽ không bao giờ quên được.

Khung cảnh chợ Tết ngày ấy đông vui, người bán hàng rong tràn xuống lòng đường mà không lo gì đến xe máy, xe hơi.

 

Ngày xưa, tiếng pháo gắn liền với những dịp tết đến xuân sang, nó là biểu tượng của sự hân hoan đón chào năm mới.

Những đứa trẻ em tần ngần, mê mẩn trước cửa hàng pháo.

 

Tết là dịp được bố mẹ sắm cho những bộ quần áo mới.

 

Tết xưa tuy đơn sơ thiếu thốn mà nghĩa tình. 

Kỉ niệm trong tôi… buồn ngủ ríu cả mắt mà vẫn háo hức quây quần cùng người thân bên nồi bánh chưng. 

Hộp mứt tết trong những bao bì đơn giản ngày xưa.

 

Phố phường ngập tràn trong sắc đào.

Quầy bán tranh, hoa Tết đông nghịt.

Niềm vui con trẻ với những chiếc bóng bay con thỏ huyền thoại.

Ông đồ viết chữ ngày Tết.

Tranh Tết, lịch Tết, câu đối Tết bày bán ở vỉa hè.

Tàu, xe đông nghịt người về quê. Thậm chí nhiều người phải chèo lên trên nóc vì hết chỗ.

Tết sum vầy, ngập tràn yêu thương bên gia đình.

Gia đình chụp ảnh cùng nhau khi công nghệ chưa phát triển.

Đúng là khi lớn rồi, đã trưởng thành rồi, mới nhận ra ta mất đi rất nhiều thứ, không còn như xưa được nữa. Chuyện cơm áo gạo tiền, rồi gia đình, công việc… mọi thứ cứ cuốn ta đi ngày càng xa con người thật của mình… lâu rất lâu, ngoảnh lại nhìn hình như mình không còn là mình nữa, bất giác thấy cay cay sống mũi…

Nhưng mà, nhớ Tết xưa cũng là để trân trọng hơn Tết nay, ôn lại chuyện cũ cũng là để biết trân quý hơn một thời an yên bình dị, để mình không lạc quá xa khỏi những giá trị truyền thống mà ông bà tổ tiên đã ngàn đời gây dựng.

Tết xưa vẫn âm thầm và bền bỉ sống trong một mảng kí ức thân quen, giữ chặt ta vào hồn cốt dân tộc. Tết như lạt mềm buộc chặt, cho ta nhớ, ta thương, ta chờ và khiến ta mong mãi…

Ảnh: BeatVn

Hoàng Minh (Tổng hợp)

Từ Khóa: