Sóng gió cuộc đời của biểu tượng sắc đẹp thế kỷ XX Grace Kelly Ban Biên Tập 6 năm trước Grace còn phải tuân theo các nguyên tắc của Ông hoàng Monaco như không xuất hiện nơi công cộng, không tiếp khách đàn ông trong lâu đài với phu nhân của mình. Grace Kelly đã phải mất 11 năm để thay đổi quy định cấm đàn ông, ngoài chồng xuất hiện ở nhà riêng của một phụ nữ tại quốc gia này. Mang vẻ đẹp kiêu kỳ cùng gu thời trang tinh tế, Công nương Grace Kelly đã trở thành biểu tượng sắc đẹp vĩnh cửu của thế kỷ XX. Công nương Grace Kelly sinh trưởng trong một gia đình thuộc tầng lớp thượng lưu. Cha bà là John B. Kelly, Sr., một triệu phú, từng dành được huy chương vàng tại thế vận hội 1920. Còn mẹ là Margaret Katherine Majer, giáo viên tại trường đại học Pennsylvania. Năm 20 tuổi, Kelly bắt đầu sự nghiệp diễn xuất khi tham gia vào các tác phẩm kịch nghệ tại New York và hơn 40 tập trong các bộ phim truyền hình trực tiếp phát sóng trong Thời đại vàng của truyền hình vào đầu thập niên 50. Với bộ phim Mogambo năm 1953, Kelly đã giành được 1 giải Quả Cầu Vàng. Năm 1955, Grace Kelly trở thành Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất với The Country Girl. Đồng thời, bà còn được khán giả biết đến với nhiều bộ phim khác như: High Noon (1952), Rear Window (1954), High Society (1956)… Grace Kelly sở hữu phong cách thời trang đậm chất vintage, giản dị nhưng vô cùng tinh tế. Không chỉ là minh tinh của màn ảnh bạc, Grace Kelly còn là biểu tượng cho phong cách thời trang cổ điển thế kỷ XX. Sắc đẹp và gu thời trang của bà được nhiều tạp chí danh tiếng như Vogue hay Time Magazine ca ngợi. Năm 1955 khi tròn 26 tuổi, Kelly nhận lời cầu hôn của Thân vương Rainier III và trở thành Thân vương phi Monaco. Bà từ bỏ sự nghiệp diễn xuất để trở thành công nương, chăm sóc 3 người con. Váy cưới của Kelly được làm từ vải ren hoa hồng Brussel dài hơn 270 m, vải taffeta đính ngọc trai. Chiếc váy đã truyền cảm hứng cho Công nương Kate và siêu mẫu Miranda Kerr trong ngày cưới của họ. Tuy nhiên, sau khi kết hôn, Hoàng tử Monaco đã cấm chiếu các bộ phim mà Grace từng đóng tại quốc gia này. Ai cũng nghĩ công nương Grace sống rất viên mãn, nhưng sự thật bà luôn cảm thấy như mình là một chú chim bị giam cầm. Bà từng nói về cuộc sống tù túng: “Tôi biết nói thế này nghe tồi tệ và vô cảm lắm, nhưng cái ý nghĩ mỗi ngày được thức dậy và đón đợi những gì ngẫu nhiên xảy đến, đối với tôi, nghe thật tuyệt vời”, và cảm giác “biết rõ mình sẽ ở đâu mỗi ngày trong phần đời còn lại”. Cuộc hôn nhân hoàng gia với đám cưới xa xỉ không mang lại cho biểu tượng nhan sắc của thế kỷ 20 cuộc sống hạnh phúc. Bà qua đời ngày 14/9/1982 do đột quỵ khi đang lái xe. Sau khi công nương qua đời, Hoàng tử Ranier III không tái hôn. Ông cho xây dựng nhiều công trình để tướng nhớ đến người vợ xấu số như Đại lộ Công nương Grace, Thư viện Công nương Grace, Nhà hát Công nương Grace… Nguyễn Hiệp