Hôm nay, tàu bệnh viện USNS Mercy của Hải quân Mỹ đã đến Nha Trang, bắt đầu Chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2018.

Vào chiều 17/5, tàu bệnh viện USNS Mercy, tàu USNS Brunswick của Hải quân Hoa Kỳ, tàu vận tải IDS OSUMI của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã đến Nha Trang để khởi động các hoạt động trong khuôn khổ Chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2018 (PP18) tại Khánh Hòa, theo Tuổi Trẻ.

Đại tá David Bretz, Chỉ huy đội tàu khu trục 31 tàu USNS Mercy Hải quân Hoa Kỳ (Ảnh: Tuổi Trẻ)

Chương trình Đối tác Thái Bình Dương là hoạt động hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thiên tai đa quốc gia thường niên lớn nhất được tiến hành ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Theo đó, chiều cùng ngày, lễ đón đã diễn ra tại cầu cảng Nha Trang, phía Việt Nam với sự tham dự của ông Dương Nam Khánh – giám đốc Sở ngoại vụ Khánh Hòa, đại tá Dương Minh Hòa – phó tham mưu trưởng Vùng 4 hải quân, thượng tá Trần Quốc Toản – phó chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh Khánh Hòa.

Bên phía Hoa Kỳ có Đại tá Peter Roberts, Chỉ huy trưởng tàu USNS Mercy đại tá David Bretz, Chỉ huy đội tàu khu trục 31 tàu USNS Mercy, đại tá Peter OLIVE, Hải quân hoàng gia Anh.

Ông Peter Roberts phát biểu tại cuộc gặp gỡ chiều 17/5. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Đại tá Peter Roberts, Chỉ huy trưởng tàu USNS Mercy (góc phải) cùng đại diện Hải quân Hoa Kỳ nhận hoa từ Việt Nam. (Ảnh: Tuổi Trẻ)

PP18 có sự tham gia của các nước Hoa Kỳ, Canada, Anh, Úc, Pháp, Peru và Nhật Bản cùng một số tổ chức VN và quốc tế.

 

Đại tá Peter Roberts, Chỉ huy trưởng tàu USNS Mercy đại tá David Bretz chia sẻ đây là lần thứ 9, Chương trình Đối tác Thái Bình Dương (PP) được tổ chức tại Việt Nam và là lần thứ 2 liên tiếp tại tỉnh Khánh Hòa. 

Chương trình năm nay gồm các hoạt động như: tập huấn cứu hộ, thực hành sơ cứu trên bãi biển; thực hành kỹ năng trợ giúp nhân đạo và ứng phó thảm họa; các hoạt động khám chữa bệnh cho người dân; trao đổi chuyên môn y tế, xây mới; sửa chữa trường học, bệnh xá; tham gia giao lưu cộng đồng…

 

Tàu USNS Mercy (T-AH-19) là con tàu đầu tiên trong lớp tàu bệnh viện Mercy của Hải quân Hoa Kỳ. Theo quy định của công ước Genève, USNS Mercy và thủy thủ đoàn không được mang theo bất kỳ thứ vũ khí tấn công nào, ngoại trừ vũ khí phòng vệ. Bất cứ hành động nào tấn công tàu Mercy đều được xem như tội ác chiến tranh.

 

Tàu bệnh viện USNS Mercy có chiều dài: 272,5 m. Chiều rộng: 32,1m. Trọng tải: 69.360 tấn. Thủy thủ đoàn khi neo đậu: 12 nhân viên dân sự và 58 quân nhân.

Thủy thủ đoàn khi hoạt động hết công suất 61 nhân viên dân sự và 1.214 quân nhân. Động cơ: Hai nồi hơi, hai tuabin GE, một ống thông hơi Hiệu suất hoạt động: Công suất 24.500 mã lực. Vận tốc cực đại 17,5 hải lý/giờ. Tầm hoạt động: không giới hạn (khi được tiếp tế)

Máu dự trữ: 5.000 đơn vị trên tàu bệnh viện USNS Mercy (T-AH-9). (Ảnh: Tuổi Trẻ)

USNS Mercy luôn được nâng cấp đổi mới, có thể chữa trị cùng lúc cho hơn 1.000 bệnh nhân – Ảnh: THÁI THỊNH

Thiết bị y tế trên tàu USNS Mercy. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Phiến đá TP Đà Nẵng tặng hải quân Hoa Kỳ trên tàu USNS Mercy (T-AH-9). (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Khu vực kiểm tra an ninh tàu USNS Mercy. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Khu vực kiểm tra an ninh nghiêm ngặt trước khi bước lên tàu USNS Mercy. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Biểu tượng tàu bệnh viện USNS Mercy. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Bộ phận an ninh kiểm tra trên tàu USNS Mercy. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Khu vực đậu máy bay trực trực thăng trên tàu USNS Mercy. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Trên boong tàu còn có bãi đỗ cho trực thăng, sử dụng trong tình huống khẩn cấp. Tất cả các thiết bị y tế hiện đại của Hải quân Mỹ đều được trang bị cho tàu này. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Trên boong tàu còn có bãi đỗ cho trực thăng, sử dụng trong tình huống khẩn cấp. Tất cả các thiết bị y tế hiện đại của Hải quân Mỹ đều được trang bị cho tàu này. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Quốc kỳ Viêt Nam và Hoa Kỳ trên tàu USNS Mercy (T-AH-9). (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Phòng mổ: 12 phòng. Phòng chụp X-quang 4 phòng. Phòng thí nghiệm 1 phòng. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Ngoài ra tàu còn có phòng cách ly đặc biệt, phòng vật lý trị liệu, trung tâm tiếp nhận vô trùng, phòng nha khoa, phòng đo thị lực, khu hồi sức 20 giường, khu chăn sóc đặc biệt với 80 giường, nhà thuốc… (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Bác sĩ 300 người. Tại đây, các bác sĩ thực hiện tốt những ca phẫu thuật phức tạp như tim mạch, chỉnh hình, tai mũi họng, thần kinh… Tàu được xem như là một bệnh viện nổi của Hải quân Mỹ. (Ảnh: Tuổi Trẻ)

Thanh Thanh (TH)