Một tờ báo uy tín của Mỹ đã nhận định rằng cuộc thập tự chinh thâu tóm doanh nghiệp nước ngoài của Trung Quốc có thể nói là “mang đầy cạm bẫy” cho doanh nghiệp và chính phủ các nước.
Điều đó cho thấy những lo ngại của người dân và không ít giới chức, nhân sĩ Việt Nam về “đặc khu kinh tế” có thể cho thuê 99 năm sẽ trở nên giống như đất nhượng quyền thực sự là điều nên cân nhắc thận trọng, không nên chỉ vì mục tiêu phát triển kinh tế mà bất chấp mọi giá.
Thế giới đang lo ngại về bẫy nợ của Trung Quốc đối với các nước đang phát triển, vì những đồng tiền của chính quyền Bắc Kinh đưa ra luôn vì một mục đích nào đó, theo sau đó là cái bẫy nợ mà nếu dính phải sẽ khó lòng thoát khỏi. Không chỉ đối với các nước đang phát triển, mà ngay cả những nước hùng cường như Mỹ, Australia cũng đã bị ảnh hưởng rất lớn do dính bẫy đầu tư của Trung Quốc.
Sau đây là một vài minh chứng về việc những quốc gia đã dính bẫy đầu tư của Bắc Kinh mà vẫn phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”.
Câu chuyện về khách sạn biểu tượng của New York – Waldorf Astoria
Đầu tiên phải kể về trường hợp của Mỹ, một cường quốc thế giới cũng bị dính bẫy. Từ khi Bắc Kinh có tiềm lực kinh tế lớn mạnh, thông qua các tập đoàn kinh tế họ đã đổ tiền vào mua rất nhiều tài sản của đất nước cờ hoa. Ngay lAustralia đầu người Mỹ rất hoan nghênh vì có tiền đầu tư rót vào giúp phát triển kinh tế.
Đó là chuyện năm 2014, khách sạn Waldorf Astoria – biểu tượng của New York, thuộc được Tập đoàn Hilton Worldwide đã bán cho hãng bảo hiểm Anbang Insurance của Trung Quốc với giá 1,95 tỷ USD. Thời điểm đó, con số gần 2 tỷ USD là mức giá cao nhất cho một khách sạn tại New York.
Chính Khách sạn Waldorf Astoria cũng là bất động sản có giá lớn nhất của Mỹ được bán cho Trung Quốc. Người Hoa sẵn sàng trả giá cao để mua bằng được những tài sản họ đã nhắm trước.
Thời điểm đó, Chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn Hilton Worldwide là ông Christopher J. Nassetta cho rằng: “Đây là cơ hội có một không hai cho cả đôi bên, nhằm tối đa hóa giá trị của tòa nhà biểu tượng tại Manhattan đông đAustralia này”.
Nhưng sang năm sau, tức năm 2015, chính phủ Mỹ đã chính thức tuyên bố sẽ chấm dứt việc nghỉ tại khách sạn Waldorf Astoria nổi tiếng ở New York, vốn là một truyền thống mấy chục năm trước đó.
Theo thông lệ, vào tháng 9 hàng năm, tổng thống Mỹ và các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ từ thủ đô Washington đến New York để dự kỳ họp Đại hội đồng thường niên của Liên Hiệp quốc. Đã mấy chục năm phái đoàn cấp cao này đều nghỉ và làm việc ở khách sạn Waldorf Astoria.
Như vậy, kể từ 2015, tổng thống Mỹ và các quan chức sẽ không còn nghỉ và làm việc tại khách sạn nói trên nữa. Phái đoàn sẽ chuyển sang khách sạn New York Palace Hotel. Sự thay đổi này có thể xuất phát từ những mối lo ngại về gián điệp Trung Quốc và những mối quan ngại về an ninh có thể xuất hiện.
Khi Mỹ bán tài sản cho tập đoàn bảo hiểm Anbang, có lẽ họ không cân nhắc rủi ro này vì cho rằng khách sạn cũng không phải là tài sản chiến lược, đây chỉ là một việc kinh doanh thuần túy. Nhưng đến khi Bắc Kinh cách chức, cáo buộc Chủ tịch Ngô Tiểu Huy (Wu Xiaohui) của Tập đoàn Anbang này với tội gian lận và tham nhũng, sau đó thay người điều hành khác thì người Mỹ đã hiểu ra.
Chính vì vậy, tờ Financial Times sau đó đã nhận định: Cuộc thập tự chinh thâu tóm doanh nghiệp nước ngoài (và những công nghệ đắt giá đi kèm) của Trung Quốc có thể nói là “mang đầy cạm bẫy” cho doanh nghiệp và chính phủ các nước.
Câu chuyện cảng nước sâu Darwin của Australia
Cảng Darwin thuộc lãnh thổ Bắc Úc, nên việc cho thuê cảng này không thuộc quyền giám sát của Ủy ban đánh giá đầu tư nước ngoài thuộc chính phủ Australia, là cơ quan vốn rất chặt chẽ đối với những khoản đầu tư nước ngoài có thể ảnh hưởng đến quốc gia ở những khía cạnh nhạy cảm.
Tháng 10/2015, lãnh thổ Bắc Úc công bố cho báo giới biết là chính quyền khu vực này cho Tập đoàn Cầu đường Sơn Đông Landbridge của Trung Quốc hợp đồng thuê dài hạn cảng thương mại ở cảng nước sâu Darwin trong 99 năm với giá 506 triệu Đôla Australia (tương đương 366,5 triệu USD).
Tập đoàn Landbridge được quyền khai thác trong 99 năm, nhưng chỉ một phần của Cảng Darwin, còn Australia vẫn kiểm soát bến tàu Stokes Hill, Fisherman và Hornibrook, cũng như các cơ sở trong Vịnh Frances.
Cảng nước sâu Darwin vốn có một căn cứ quân sự của Mỹ, là nơi thủy quân lục chiến Mỹ và quân đội Australia sử dụng để huấn luyện quân sự chung, đã huấn luyện hàng nghìn lính Mỹ và Australia. Cảng này cũng là tuyến đường ngắn nhất giúp tàu Mỹ tiến vào Biển Đông, là một cánh tay nối dài của các chiến dịch của Mỹ ở Thái Bình Dương. Vì thế, ngay khi biết thông tin đó, cả chính phủ Australia và nhiều quan chức quốc phòng Mỹ đã tỏ ra lo lắng về những vấn đề an ninh liên quan.
Đến khi biết ông chủ của Tập đoàn Landbridge, tỷ phú Ye Cheng, cũng là người có nhiều mối quan hệ với quân đội Trung Quốc thì họ thực sự lo ngại. Các chuyên gia quốc phòng đã thắc mắc liệu việc cho doanh nghiệp Trung Quốc thuê cảng này có ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến an ninh quốc gia của Australia hay không? Một số thậm chí còn cho rằng không thể loại trừ khả năng Trung Quốc do thám hay phá hoại các tàu chiến của Mỹ đến cảng Darwin.
Trước áp lực từ nhiều phía, tháng 12/2015 Ủy ban An ninh Quốc phòng Thượng Viện Australia đã xem xét lại thỏa thuận đầu tư tại Cảng Darwin. Trong cuộc điều trần, Tổng thư ký Bộ Quốc Phòng Dennis Richardson cho rằng đây là “một lỗ hổng chính sách mang tính hệ thống” liên quan đến việc cho nước ngoài thuê đất đai. Nhưng vì hợp đồng rất “phù hợp”, khó tìm ra được lỗi để có thể hủy bỏ, nên cuối cùng nó vẫn được ký kết.
Thực tế, chính quyền lãnh thổ Bắc Úc sẽ thu được 366 triệu USD, nhưng các nhà phân tích cho rằng chính quyền Australia và Mỹ sẽ phải chi ra nhiều tiền hơn để đảm bảo an ninh trong tương lai. Đây thực sự là một lỗ hổng an ninh khi để Bắc Kinh đầu tư.
Câu chuyện căn cứ quân sự nước ngoài đầu tiên của Bắc Kinh
Mới đây, Djibouti – một nước nhỏ ở vùng Sừng châu Phi từng vay của Trung Quốc hàng tỷ đôla. Ngập trong khủng hoảng nợ, vì thế Djibouti không có lựa chọn nào khác ngoài việc cho Trung Quốc thuê cảng với giá 20 triệu USD/năm và đã phải đồng ý cho Bắc Kinh thiết lập căn cứ hải quân trên lãnh thổ của mình. Đây là căn cứ quân sự đầu tiên của Trung Quốc ở nước ngoài được thiết lập năm 2016.
Đã có nhiều học giả nghiên cứu thống kê cho thấy quốc gia nào đã nợ Trung Quốc thì không thể thoát ra được. Số nợ chỉ có tăng thêm và ngày càng bị nợ siết chặt, cuối cùng là phải bán đất hoặc tài nguyên để trả nợ.
Đây là căn cứ quân sự hải ngoại đầu tiên của Trung Quốc, được đánh giá là dấu mốc trong tham vọng mở rộng ảnh hưởng của Bắc Kinh nhằm cạnh tranh với các cường quốc trong khu vực và trên thế giới. Đầu tiên lấy cớ vì mục tiêu hòa bình, nhưng cả thế giới đã thấy rõ tham vọng bành trướng thế lực của Trung Quốc ra toàn cầu.
Mỹ lại một lần nữa phải lo ngại khi căn cứ quân sự nước ngoài của Bắc Kinh tại quốc gia chiến lược này chỉ cách một căn cứ quân sự của Mỹ có 6 km.
Ba câu chuyện nói trên cho thấy Trung Quốc mỗi khi đầu tư vào một nước thì đã có những bước tính toán rất kỹ lưỡng từ trước, mục tiêu là khiến nước đó phải trả giá đắt về tài nguyên, an ninh quốc phòng và chủ quyền lãnh thổ. Bản chất là chính quyền Bắc Kinh lợi dụng kinh tế để thâu tóm chủ quyền với ý đồ bành trướng, vì vậy khi họ đầu tư tới đâu đều là có những mục đích thâm hiểm theo cách nói một mũi tên trúng 2 đích.
Vì thế, những ý kiến lo lắng của người dân về việc các nhà đầu tư Trung Quốc bỏ ra một vài tỷ USD đầu tư để thuê 3 đặc khu nhằm “hợp thức hoá” việc “di dân” tới những vị trí trọng yếu tại Việt Nam là điều hết sức phải cảnh giác.
Thanh Long