Đại Kỷ Nguyên

Tối nay, Việt Nam đón mưa sao băng Geminids lộng lẫy nhất năm

Ảnh minh họa

Trận mưa sao băng Geminids lớn nhất 2017 sẽ đạt đỉnh vào tối 13/12, rạng sáng 14/12, do không trùng ngày trăng sáng nên người yêu thiên văn ở khắp mọi nơi trên Trái đất, gồm cả Việt Nam có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn hiện tượng thiên văn kỳ thú.

 

Theo các nhà khoa học, mưa sao băng Geminids sẽ đạt đỉnh từ 10 giờ đêm nay, 13/12 theo giờ địa phương. Người yêu thiên văn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh tượng ngoạn mục của 100-120 vệt sao băng lướt trên nền trời mỗi giờ.

Để quan sát mưa sao băng này, người xem cần xác định chòm sao Gemini. Thông thường trong tháng này, chòm sao Gemini mọc vào khoảng 20h ở hướng đông và lên rất cao vào giữa đêm trước khi dịch chuyển dần về chân trời phía tây. Điều này có nghĩa là mưa sao băng có thể quan sát trong cả đêm, nhưng thời điểm lý tưởng vẫn là sau nửa đêm.

Các nhà khoa học cho biết mưa sao băng lần này rực rỡ đến nỗi vẫn có thể quan sát dưới bầu trời của các địa phương bị ô nhiễm nhẹ.

Vào đêm qua, một ít sao băng đã có thể quan sát được trên bầu trời. Đến thứ năm, lượng sao băng chỉ còn khoảng 15-30 sao và đến tối thứ sáu, bạn chỉ có thể thấy vài ngôi lẻ loi còn sót lại.

Việc quan sát mưa sao băng sẽ không cần bất kỳ dụng cụ hỗ trợ nào. Người xem cần chọn vị trí có góc nhìn rộng, ít ánh sáng nhân tạo. Thông thường, sẽ mất khoảng 10 phút để làm quen với bóng tối. Tư thế quan sát tốt nhất là ngả lưng để ánh mắt luôn hướng về phía trên.

Trái đất và tiểu hành tinh Pathenon 3200 (Ảnh: Science Photo Libra).

Geminids vốn là những mảnh vỡ của thiên hà mang tên Phaethon 3200, một tiểu hành tinh lướt qua gần trái đất vào mỗi giữa tháng 12, khiến trái đất lạc vào một dòng những mảnh vỡ nhỏ từ nó. Điều đó đã tạo ra mưa sao băng tuyệt đẹp. Dự kiến bản thân Phaethon 3200 sẽ lướt qua trái đất vào đêm 17/12.

Tiểu hành tinh Phaethon 3200 được đặt theo tên vị thần mặt trời trong thần thoại Hy Lạp Helios “Phaethon”, người đã kéo mặt trời lên bầu trời. Đơn giản vì tiểu hành tinh này đã đi rất gần bầu trời trong quỹ đạo của nó, theo Người Lao động.

Dù Mặt trăng không xuất hiện để gây cản trở cho việc quan sát như năm 2016 song người yêu thiên văn ở khu vực Hà Nội nhiều khả năng sẽ gặp khó khi quan sát trận mưa sao băng lớn nhất và cũng là trận mưa sao băng cuối cùng của năm 2017 do thời tiết. Cách quan sát khá đơn giản là hãy chọn một không gian rộng, tối và ngước nhìn lên bầu trời.

Thanh Tùng

Exit mobile version