Đại Kỷ Nguyên

Trà nổi tiếng Trung Quốc bán gần 40 tỷ đồng/kg, Việt Nam có cả rừng

Tại nước ta, rừng chè cổ thụ này mới được số ít người bản địa và một số nhà thám hiểm phát hiện trong vài năm trở lại đây. (Ảnh: Dân trí)

Trà nổi tiếng của Trung Quốc – Đại Hồng Bảo vừa ngon vừa đắt bậc nhất thế giới với giá lên tới xấp xỉ 11 triệu Nhân dân tệ/kg, tương đương khoảng 37 tỷ VNĐ… Tuy nhiên, ở Việt Nam, loại chè này còn có cả rừng.

Đây là một loại trà ngon nhưng nó chỉ dành cho những người giàu có thực thụ bởi vì nó là một trong những loại trà đắt nhất thế giới và có giá lên tới 10.000 đôla Mỹ cho một ấm trà. Dễ hình dung hơn, mỗi lạng trà Đại Hồng Bảo có giá trị gấp 30 lần so với vàng ròng, tương đương 1.400 đôla Mỹ.

Đại Hồng Bảo là một loại trà đá được trồng trên núi (Ảnh: tealegends)

Loại trà ô long đắt đỏ này bắt nguồn từ thị trấn Vũ Di Sơn, ở phía Nam Trung Quốc. Nơi đây được biết đến như “thủ phủ trà” ở Trung Quốc và chỉ cách Bắc Kinh hơn hai giờ lái xe. Với những ai chưa sẵn sàng để vung tay thưởng thức loại trà sang trọng này thì bạn có thể thử một phiên bản bình dân hơn với mức giá chỉ 100 đôla/kg.

Đại Hồng Bảo là một trong những loại trà đắt đỏ nhất thế giới (Ảnh: alux)

Đại Hồng Bảo được làm từ những cây trà giống lâu đời trải dài nhiều thế hệ. Nhưng thật đáng tiếc là hiện giờ không còn nhiều cây sống sót. Đại Hồng Bảo là giống trà đá được trồng trên núi. Nếu bạn muốn thưởng trà được pha từ lá trà của cây giống thì bạn sẽ phải sẵn sàng trả một mức giá cao ngất ngưởng.

Dòng trà này nằm trong thị trường độc quyền, nơi những người môi giới sẽ là trung gian kết nối người bán và các người sưu tầm trà giàu có.

Trà Đại Hồng Bảo được thu hoạch vào mùa xuân, vào khoảng giữa tháng ba và tháng năm (Ảnh: xm-tea)

Ở Việt Nam, cũng trên địa hình tương tự, dọc trên dãy Hoàng Liên Sơn, rừng chè cổ thụ có hàng vài trăm năm đến cả nghìn năm tuổi nhưng chưa được khám phá, theo báo Dân Trí.

Tại các vùng rừng, núi cao thuộc các tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc, loài chè cổ thụ này còn rất ít, cũng chính bởi thế nên để có 1kg búp chè sao và chiết xuất thành trà khô sẽ tốn rất nhiều công sức, giá thành đắt hơn vàng ròng là điều đương nhiên.

Tại nước ta, rừng chè cổ thụ này mới được số ít người bản địa và một số nhà thám hiểm phát hiện trong vài năm trở lại đây

Để phát hiện ra loài chè này không khó, bởi người đi rừng ngoài nhận biết về lá chè màu xanh, quanh thân lá có hình răng cưa thì điều dễ nhận biết nhất là vào mùa chè đơm bông, hoa chè trước khi kết trái sẽ rụng đầy gốc.

Tại Trung Quốc, chè cổ thụ cực kỳ khan hiếm nên mỗi năm chỉ cho thu hoạch được vài gram và chỉ được phục vụ cho nhà nước trong những sự kiện trọng đại.

Những cây chè cổ trên đỉnh Hoàng Liên Sơn của Việt Nam

Chưa có bất cứ một nghiên cứu nào chỉ ra sự giống nhau giữa chè cổ thụ ở Việt Nam và chè cổ thụ để sản xuất ra loại trà Đại Hồng Bào của Trung Quốc. Tuy nhiên, về thổ nhưỡng cũng như địa lý thì cả hai loại này đều sinh trưởng trong rừng rậm, núi cao với nền nhiệt độ tương tự.

Đây là cánh rừng nguyên sinh, ít bước chân người lui tới nên các cây chè vẫn còn nguyên vẹn

Xung quanh những gốc chè cổ thụ là hàng chục gốc chè nhỏ, tuy nhiên tuổi đời cũng đã hàng trăm năm.

Trong rừng chè trên đỉnh Hoàng Liên Sơn, nhiều thân cây bị sâu đục, há toác… nhưng vẫn trường tồn cùng núi rừng

Trên thế giới, những người đam mê trà muốn có 1gram trà cổ thụ để thưởng thức, ngoài khoản tiền lớn bỏ ra thì còn phải có mối quan hệ cực kỳ tốt.

Tuy nhiên, trong khu rừng Hoàng Liên Sơn của Việt Nam, loại chè này chỉ là một trong vô số loài cây cổ thụ trong rừng.

(Ảnh: Dân Việt)

Thanh Thanh (tổng hợp)

Exit mobile version