Đại Kỷ Nguyên

Tưởng mũi con bị dịch nhầy ai ngờ mẹ trẻ ‘giật nảy’ phát hiện sự thật

Trẻ nhỏ thường chưa nhận thức được hành động của mình nên thường dễ đưa các dị vật vào tai, mũi họng… cha mẹ cần hết sức lưu ý.

Nếu không kịp thời phát hiện và lấy  dị vật  ra, chị Hà không dám nghĩ là chuyện gì sẽ đến với con mình.

Câu chuyện của chị Lê Hà (27 tuổi, hiện đang sống tại thành phố Hồ Chí Minh) mới đây chẳng khác gì một lời cảnh tỉnh mạnh mẽ đến các mẹ khác, cần phải chú ý theo sát con hơn. Bởi con gái chị bé Na (2,5 tuổi) không biết vì đâu mà nhét hạt cườm to vào mũi, may mẹ phát hiện, lấy ra kịp thời nên không để lại hậu quả gì nghiêm trọng.

 Mẹ tưởng chất nhày dịch mũi ai ngờ.

Chị Hà kể lại trong một hội nhóm kín: “Hết hồn hết vía thật sự các mẹ ạ. Hai hôm nay bé nhà mình bị cảm cúm, ho, sổ mũi. Đến ngày hôm nay, mình thấy mũi chuyển dạng hơi nhớt đặc. Mình bảo bé xì mũi mạnh ra để lau cho sạch, vì sợ cứ sụt sịt hoài vừa bẩn vừa khó chịu. Bé xì mạnh 2 phát, mình thấy lòi lòi cái gì đen đen trong lỗ mũi, cứ tưởng gỉ mũi đã khô lâu ngày. Mình cố móc ra mà móc hoài không được, bảo con xì mạnh thêm lần nữa. Vật lòi ra khiến mình giật nảy hết cả người, sợ thật sự luôn, nhìn cứ như cái mắt, lại còn có lòng trắng lòng đen nữa chứ”. 

 Dị vật sau khi lấy ra khỏi mũi bé

Chị Hà phải can đảm hết sức để móc vật thể lạ trong mũi con ra. Dị vật cứng, to hơn cả lỗ mũi của con khiến chị Hà phải loay hoay, khó khăn lắm mới lấy ra được. Kết quả là một hạt cườm như vẫn thường thấy được đính ở các loại váy áo, kẹp tóc, đồ chơi… của trẻ được lấy ra ngoài.

Làm thế nào để xử lý vật lạ rơi mũi bé? Việc đầu tiên bạn cần làm khi phát hiện có vật thể lạ trong tai hoặc mũi bé là giữ tâm lý bình tĩnh và cố gắng trấn an con. Thêm vào đó, bạn phải đặc biệt lưu ý không được quát nạt làm trẻ khóc bởi như vậy sẽ vô tình khiến trẻ sẽ hít sâu hơn, tạo điều kiện cho vật lạ tiến vào sâu hơn trong mũi đó.

 Mẹ có thể bịt một lỗ mũi rồi bảo con xì thật mạnh

– Mẹ dùng ngón tay đè bên cánh mũi không có dị vật, sau đó yêu cầu bé xì thật mạnh. – Mẹ cũng có thể yêu cầu con bịt chặt hai tai, sau đó dùng một tay ấn chặt mũi không có dị vật, thổi thật mạnh vào miệng để dị vật trong mũi bắn ra ngoài. Đây là cách làm logic theo cơ chế khí lưu của mối liên hệ tai – mũi – họng. Lưu ý: Trong mọi trường hợp để an toàn cha mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ ngay lập tức để đảm bảo đảm an toàn tính mạng cho bé.

Theo Min Min/Khoevadep

Video xem thêm: Thanh niên 23 tuổi mắc bệnh Gút khiến bàn tay bị biến dạng, vì thói quen chỉ ăn thịt và uống nước ngọt!

Xem thêm:

 

Exit mobile version