Đại Kỷ Nguyên

Vụ ăn quả vải bị máy đo nồng độ báo có cồn: P.GS Duy Thịnh giải thích

Những ngày qua, mạng xã hội xôn xao clip một tài xế sau khi ăn 3 quả vải, thổi vào dụng cụ đo nồng độ cồn thì máy báo có cồn trong máu. PTS – TS Nguyễn Duy Thịnh đã lên tiếng giải thích hiện tượng này.

Theo PGS – TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên viện công nghệ sinh học và thực phẩm đại học Bách Khoa Hà Nộ chia sẻ trên báo Pháp Luật, có khả năng quả vải vốn chứa đường đã ở bên ngoài thời gian lâu hoặc được bảo quản trong một thời gian nhất định nên có hiện tượng đường hóa thành rượu, gọi là lên men rượu.

Khi nhai trong miệng, lượng đường hóa rượu này bám vào khoang miệng nên khi thổi vào dụng cụ đo nồng độ cồn khiến máy báo có cồn ngay.

PGS – TS Nguyễn Duy Thịnh. (Ảnh: Lao Động)

Bản thân máy đo nồng độ cồn không xác định đối tượng uống rượu hay không mà rất nhạy với cồn và tiến hành đo tự động. Tuy nhiên, nếu ăn vào trong dạ dày một thời gian thì lượng cồn này rất nhỏ, không đủ hấp thụ vào trong máu, chuyển hóa qua phổi khiến trong hơi thở có cồn.

Không chỉ vải mà các loại trái cây khác như sầu riêng, nho, chuối tiêu, xoài khi lên men mà ăn vào cũng có hiện tượng như trên.

Như Đại Kỷ Nguyên đã đưa tin, Gần đây cộng động mạng xôn xao với clip ăn vải xong dùng máy đo nồng độ cồn để thử. Kết quả ai nấy đều bất ngờ.

Trên trang cá nhân ‘Đỗ Lão Bản’ chia sẻ:

Test: Ăn vải -> Thổi nồng độ cồn.
Bảo sao em nhớ hồi bé có lần em ăn nhiều vải là cũng bị say ngất ngây đấy.
Cảm ơn siêu thị Hải Minh đã cung cấp thiết bị máy thử nồng độ cồn.

Ảnh chụp màn hình.

Clip trên nhận được hàng chục nghìn lượt xem và bình luận của cộng động mạng.

Nick ‘Dung Ha Tran’: Cụ thử test ăn 10 quả vải , sau đó uống 0,5l nước lọc, 15 phút sau cụ kiểm tra xem nồng độ cồn còn không, hôm trước có bài đăng là không còn nồng độ đấy ( không biết có đúng không).

Chủ nhân clip vui vẻ chia sẻ: ‘Vải sẽ tăng vọt bác nhé. Vì các bác đều mua vải để trên xe ha ha’

Bạn ‘Trần Thu Huyền’:   ‘Em nghĩ là nó do cơ địa nữa ạ. Hôm em uống lon cô-ca xong mượn máy anh em đo nó cũng lên nồng độ còn cơ mà’

Được biết, chỉ cần trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn mà còn điều khiển các loại phương tiện tham gia giao thông thì người tham gia giao thông sẽ bị phạt ít nhất 2 triệu đồng và có thể lên tới 18 triệu đồng.

Tùng Anh

Exit mobile version