Đại Kỷ Nguyên

11 sự thật ít ai biết đến về Biển Chết sẽ khiến bạn không khỏi bất ngờ

Là một kỳ quan thiên nhiên tuyệt vời của thế giới, Biển Chết thu hút hàng nghìn lượt du khách mỗi năm. Đến nơi đây, bạn không chỉ được thả mình nổi trên mặt biển đọc báo và để tắm muối khoáng chăm sóc da mà còn được khám phá nhiều điều vô cùng thú vị về vùng biển “có 1 0 2” này.

Dưới đây là 11 sự thật thú vị về Biển Chết sẽ giúp làm phong phú thêm cho kho tàng hiểu biết về thiên nhiên trong mỗi chúng ta:

1. Biển Chết thực ra không phải là biển mà chỉ là một hồ nước mặn mà thôi. Nó một hồ nước nằm trong thung lũng Jordan Rift và là điểm cuối dòng chảy của sông Jordan.

Bản đồ Biển Chết. (Ảnh: picgurum.com)

2. Biển Chết là hồ nước mặn sâu nhất thế giới với độ sâu 306m. Độ mặn của nước nơi này gấp 10 lần độ mặn nước biển bình thường, lên tới 33.7%. Các nhà khoa học đã lý giải điều này do Biển Chết là nơi hội tụ, đổ về của các con sông chứa nhiều nham thạch đá vôi và muối khoáng.

(Ảnh: Arianna Skincare)

3. Biển Chết là nơi có cao độ thấp nhất và là hồ nước thấp nhất trên bề mặt trái đất. Bề mặt và bờ biển của nó ở khoảng 430,5 m dưới mực nước biển. Chính vì thế, người ta đã gọi nơi này là “cái rốn của vũ trụ”.

(Ảnh: archive.cnx.org)

4. Biển Chết được hình thành cách đây 3 triệu năm.

Hình ảnh Biển Chết được chụp từ không gian vũ trụ. (Ảnh: Calatorul)

5. Vì có độ mặn rất cao nên con người có thể nổi lên trên mặt nước ở Biển Chết một cách dễ dàng, kể cả khi bạn không biết bơi. Bạn có thể thoải mái nô đùa, ngủ, đọc báo… mà không sợ bị đuối nước. Do độ mặn quá cao làm cho tỉ trọng của nước biển cao hơn cả tỉ trọng cơ thể nên chúng ta có thể nổi trên mặt nước như một tấm gỗ.

Đây là điều thú vị nhất ở Biển Chết.

(Ảnh: Incredibilia.ro)

Tuy nhiên, nếu ngâm mình trong nước khoảng chừng 30 phút, bạn sẽ có cảm giác khô ráo, khó chịu một chút. Nếu vô ý để dính một chút nước Biển Chết vào mắt thì bạn sẽ mù ngay lập tức vì nồng độ muối quá cao và nó sẽ rút hết nước ở trong mắt bạn ra.

6.  Độ mặn quá cao này tạo ra một môi trường khắc nghiệt, không có bất kỳ một loài động thực vật nào sinh sống được, nên đó cũng chính là lý do nó có tên Biển Chết. Tuy nhiên, điều này không hẳn hoàn toàn chính xác. Trong mùa mưa, độ mặn của hồ giảm xuống, tạo điều kiện cho một số vi khuẩn sinh sôi và thảm thực vật Biển Chết phát triển rất đa dạng và phong phú.

Muối nổi như cát ở Biển Chết. (Ảnh: AllTopTens.com)

7.  Nước Biển Chết có 32% muối với 21 khoáng chất như magiê, canxi, bromua và kali. Mười hai trong số những khoáng chất này không tìm thấy ở biển hoặc các đại dương khác. Nước Biển Chết rất có ích cho nông nghiệp vì dạng kali hòa tan trong nước từ Biển Chết ( hay còn gọi là Potash)trở thành một loại phân bón hiệu quả cho cây trồng phát triển.

(Ảnh: Amore Nigeria)

8. Khác với muối ăn bình thường, muối ở Biển Chết có vị đắng. Vì sao vậy? Bởi lẽ, thành phần muối ăn (Natri Clorua) trong chúng chỉ chiếm 12 – 18%. Loại muối đắng này giúp trị nhiều bệnh da liễu như bệnh vấy nến, mụn nhọt…

Muối đóng thành tảng như băng tuyết tại Biển Chết. (Ảnh: Impressive Magazine)

9. Trong nước hồ có rất nhiều loại khoáng chất. Lượng tia UV trong ánh nắng ở Biển Chết rất thấp, cộng với áp suất không khí cao (do ở vị trí thấp) tạo nhiều ích lợi cho sức khỏe con người như giảm căng thẳng, tẩy da chết, giảm đau cơ, điều trị viêm khớp và viêm xoang.

Màu nước tuyệt đẹp của Biển Chết. (Ảnh: hindi.fansshare.com)

10. Biển Chết có một hiện tượng bất thường, nó liên tục tạo ra nhựa đường. Từ đáy biển thường xuyên nổi lên những viên sỏi nhỏ và những khối nhựa đen. Quy trình ướp xác của người Ai Cập cũng sử dụng loại nhựa được lấy từ Biển Chết này. Do đó người Hy Lạp cổ còn gọi nơi đây là “hồ Nhựa Đường”.

(Ảnh: Taisao.xyz)

11. Mỗi mùa xuân và thu, khoảng nửa tỉ con chim di trú bay qua thung lũng Great Rift gần Biển Chết. Nhiều loài chim quanh năm chỉ sống ở khu vực biển Chết, trong đó có loài khướu Arab (Turdoides squamiceps).

(Ảnh: BioLib)

Trái Đất mà chúng ta đang sống ngày nay là một thực thể xinh đẹp và tuyệt vời nhất vũ trụ. Nó ẩn chứa trong đó là hàng ngàn, hàng vạn câu hỏi vẫn đang chờ con người tìm hiểu và nghiên cứu.

Video:

Sơn Tùng

Exit mobile version