Trung Hoa cổ đại từ lâu đã được mệnh danh là vùng đất Thần truyền, với nền văn hóa vô cùng phong phú, vô số câu chuyện kì lạ, truyền thuyết nửa hư nửa thực đã xuất sinh từ nơi đây. Những phát minh quan trọng của họ không chỉ làm thay đổi cuộc sống hàng ngày của con người mà còn ảnh hưởng sâu sắc tới tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại.

Xem phần 1 tại đây.

11. Rèn sắt (1050 TCN – 256 TCN)

Iron-and-steel-smelting-300x247
(Ảnh: Wikipedia)

Các bằng chứng khảo cổ phát hiện được cho thấy kỹ thuật rèn sắt đã được phát triển ở Trung Quốc từ đầu thế kỷ thứ 5 TCN vào thời nhà Chu (1050 TCN – 256 TCN). Đến thời Xuân Thu Chiến Quốc, nhiều cuộc chiến tranh liên miên đã tạo nên một giai đoạn hưng thịnh cho ngành luyện sắt. Đến thời nhà Hán (202 TCN – 220 SCN), triều đình đã độc quyền ngành rèn sắt này và sau đó đạt đến một trình độ điêu luyện về rèn luyện vũ khí và đồ gia dụng.

12. Gốm sứ (581 – 618)

(Ảnh: Chinawhisper)
(Ảnh: Chinawhisper)

Đồ sứ là một phát minh vĩ đại khác vào thời Trung Hoa cổ đại. Được biết, đồ sứ xuất hiện lần đầu tiên vào triều đại nhà Thương (1600 TCN – 1046 TCN) và phát triển mạnh vào triều đại nhà Đường (618 – 906). Đến thời nhà Tống (960 – 1279) công nghệ sản xuất đồ sứ đã đạt đến đỉnh cao rực rỡ về độ tinh xảo, kiểu dáng, hoa văn, các loại men và kỹ thuật chế tác. Sản phẩm này sau đó đã được phổ biến khắp thị trường thế giới thông qua Con Đường Tơ Lụa.

13. Địa chấn kế (năm 132)

(Ảnh: Chinawhisper)

Theo các ghi chép trong cung đình thời Hậu Hán, một địa chấn kế đã được phát minh vào năm 132 bởi một nhà khoa học lỗi lạc có tên Trương Hành (78 – 139). Công dụng của nó là xác định phương hướng của trận động đất. Năm 138, dụng cụ này đã phát hiện được một trận động đất xảy ra tại khu vực Lũng Tây cách nơi đó một ngàn cây số. Các nhà khoa học hiện đã chế tạo thành công lại thiết bị này và nó cho thấy độ chính xác không kém bất cứ thiết bị hiện đại nào. Được biết, ở châu Âu, phải đến năm 1848, người ta mới chế tạo thành công chiếc máy phát hiện động đất đầu tiên.

Xem thêm:

14. Tên lửa (năm 228)

(Ảnh: Chinawhisper)
(Ảnh: Chinawhisper)

Người Trung Quốc đã chế tạo ra tên lửa bằng cách đốt cháy thuốc súng để tạo phản lực cần thiết. Theo những ghi chép trong lịch sử, vào năm 228, binh lính dưới thời nhà Ngụy đã sử dụng những mũi tên gắn đuốc để bảo vệ quận Trần Thương chống lại quân xâm lược Thục Hán.

Đến thời nhà Tống (960-1279), thuốc súng đã được sử dụng để chế tạo tên lửa. Một cuộn giấy được nhồi thuốc súng sẽ được gắn vào một mũi tên và người ta sẽ sử dụng nó để bắn về phía kẻ địch. Được biết, loại tên lửa cổ đại này cũng như các phiên bản cải tiến của nó đã được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động quân sự và giải trí ở Trung Quốc.

15. Kỹ thuật đúc đồng (năm 1700 TCN)

(Ảnh: Chinawhisper)
(Ảnh: Chinawhisper)

Kỹ thuật đúc đồng đã phát triển mạnh mẽ ở Trung Hoa dưới triều đại nhà Thương (1600 – 1046 TCN) và nhà Chu (1046-256 TCN). Vào thời đó, đồng chủ yếu được sử dụng chủ yếu để chế tạo vũ khí, công cụ, đồ dùng và lư thờ cúng. So với các vùng khác trên thế giới, đồ đồng Trung Quốc nổi bật với các hình chạm và hoa văn trang trí tinh xảo.

16. Diều (khoảng 3000 năm trước)

(Ảnh: Chinawhisper)
(Ảnh: Chinawhisper)

Chiếc diều đầu tiên đã được chế tạo vào khoảng 3000 năm trước đây bởi người Trung Hoa cổ đại. Phiên bản diều đầu tiên được làm bằng gỗ, gọi là Muyuan (diều gỗ). Vào thời kỳ đầu diều được sử dụng chủ yếu cho các mục đích quân sự như gửi tin nhắn, đo khoảng cách, sức gió và ra hiệu. Theo thời gian, diều dần dần được phát triển trở thành một món đồ chơi được ưa thích trên toàn thế giới.

17. Công cụ gieo hạt (3500 năm trước)

(Ảnh: Chinawhisper)
(Ảnh: Chinawhisper)

Công cụ gieo hạt là một thiết bị giúp gieo hạt xuống đất với độ sâu đồng đều rồi bao phủ bằng đất. Nếu không có công cụ này, những người nông dân sẽ phải gieo hạt bằng tay, dẫn tới tình trạng lãng phí và sinh trưởng không đồng đều. Theo ghi chép, thiết bị gieo hạt đã bắt đầu được những người nông dân Trung Quốc sử dụng từ thế kỷ thứ 2 TCN. Thiết bị này đã giúp công việc đồng áng trở nên dễ dàng hơn và cải thiện đáng kể sản lượng cây trồng.

18. Trồng cây thành hàng (Thế kỷ 6 TCN)

(Ảnh: Chinawhisper)
(Ảnh: Chinawhisper)

Ở những khu vực khác trên thế giới, người nông dân vẫn gieo hạt một cách dàn trải trên các cánh đồng, trong khi người Trung Quốc đã bắt đầu trồng hạt giống theo hàng từ thế kỷ 6 TCN. Họ trồng các hạt giống theo hàng, nhờ đó giảm thiểu tình trạng thất thoát hạt giống và giúp cây trồng sinh trưởng nhanh hơn và khỏe hơn. Kỹ thuật này chỉ được người phương Tây áp dụng sau khoảng 2200 năm sau đó.

19. Bàn chải đánh răng (năm 1498)

(Ảnh: Chinawhisper)
(Ảnh: Chinawhisper)

Người Trung Quốc đã chế tạo ra chiếc bàn chải đầu tiên vào năm 1498 bằng cách gắn lông ngựa thô vào tay cầm bằng xương hoặc tre. Loại bàn chải này sau đó đã được người Châu Âu truyền sang Tân thế giới.

20. Tiền giấy (Thế kỷ 9)

(Ảnh: Chinawhisper)
(Ảnh: Chinawhisper)

Những tờ tiền giấy đầu tiên đã được phát minh bởi người Trung Quốc cổ đại vào cuối thế kỷ 8 hoặc đầu thế kỷ 9 SCN. Lúc đầu chúng được sử dụng như một loại chi phiếu ghi nợ hoặc trao đổi cá nhân. Một thương nhân gửi tiền và nhận được một tờ giấy “chứng nhận trao đổi” mà có thể dùng để đổi lấy những đồng xu kim loại ở các thành phố khác.

Trên thực tế người Trung Quốc là tác giả của vô số các phát minh đã giúp định hình lịch sử nhân loại. Nếu thiếu những phát minh này của người Trung Quốc cổ đại, nhân loại sẽ mất thêm nhiều thế kỷ nữa trước khi có thể phát triển đến giai đoạn hiện nay. Bạn có biết về bất kỳ phát minh nào khác có tầm ảnh hưởng sâu rộng của người Trung Quốc? Hãy chia sẻ ở phần bình luận phía dưới.

Tác giả: Peter Wang, ChinaWhisper
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Sử dụng bản dịch của Tinh hoa net

Xem thêm: