Đại Kỷ Nguyên

21 sự thật bất ngờ ít người biết về Adolf Hitler

Adolf Hitler (Ảnh: Internet)

1. Mặc dù là nhà độc tài thống trị nước Đức, nhưng Adolf Hitler lại không thật sự là người Đức. Hitler sinh năm 1889 tại Gasthof zum Pommer, một quán trọ ở Ranshofen, về sau được sáp nhập với 1 thành phố của Braunan, Áo-Hung. Mãi đến năm 1932, Hitler mới đăng ký để trở thành công dân của Đức.

(Ảnh: Cracked History)

2. Những bức chân dung quen thuộc về Adolf Hitler là bộ ria cắt gọn gàng bên dưới cánh mũi. Nhưng thực tế, đó lại không phải là phong cách mà ông yêu thích. Ban đầu, Hitler để ria xòe ra hai bên, nhưng trong chiến tranh thế giới thứ 2, vì để phù hợp với mặt nạ phòng khí, ông buộc phải cắt gọn lại bộ ria của mình.

Ảnh trái: hình ảnh quen thuộc về Hitler; Ảnh giữa: Khuôn mặt Hitler khi không có ria mép; Ảnh phải: bộ ria xòe theo phong cách yêu thích của Hitler (Ảnh: Internet)

3. Adolf Hitler từng ấp ủ ước mơ trở thành họa sĩ nhưng không thành. Năm 1906, khi mới 17 tuổi, Hitler đã khăn gói tìm đến thủ đô Viên của Áo để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào Học viện Hàn lâm Nghệ thuật Viên. Cả hai năm dự thi nhưng không đủ điểm, Hitler đành ngậm ngùi từ bỏ giấc mơ, chấp nhận tất cả những công việc lặt vặt để kiếm sống, như quét tuyết, di chuyển hành lý ở ga tàu hỏa, làm công nhân xây dựng, sống trong khu nhà trọ lụp xụp và phải dùng bữa ở bếp ăn từ thiện cho qua cơn đói.

Đức mẹ Mary và Chúa Jesus – tranh do Hitler vẽ (Ảnh: Wikipedia)

4. Mối tình đầu của Hitler là một cô gái Do Thái. Đó là Stefanie Rabatsch, một thiếu nữ xuất thân từ gia đình thượng lưu ở Áo. Hitler đã trúng “tiếng sét ái tình” ngay từ cái nhìn đầu tiên, khi Stefanie đi ngang qua Hitler trong một lần dạo chơi ở Linz vào mùa xuân năm 1905. Mặc dù Hitler yêu Stefanie say đắm và nồng nhiệt, nhưng ông lại không bao giờ dám thổ lộ với cô về tình cảm của mình. Về sau, Stefanie kết hôn với một sĩ quan quân đội người Áo.

Stefanie Rabatsch – “mối tình đầu” của Hitler (Ảnh: Wikipedia)

5. Người ta vẫn cho rằng Hitler là kẻ độc tài đã gây ra nạn diệt chủng khủng khiếp trong lịch sử nhân loại. Nhưng thực tế, số người chết trong thời thống trị của Hitler (khoảng 5-6 triệu người Do Thái) vẫn còn thua xa so với thời Mao Trạch Đông. Qua các chiến dịch được thực hiện trong thời bình ở Trung Quốc, như Cách mạng Văn hóa, Đại nhảy vọt, v.v, hàng trăm triệu người Trung Quốc vô tội đã chết vì đói khát, vì bị đẩy vào đường cùng, hay vì bị xã hội ruồng bỏ. Còn nếu xét về mức độ nghiêm trọng, thì số phận của những người dân Do Thái ở Đức vẫn không bi thảm như những nạn nhân bị mổ sống lấy nội tạng ở Trung Quốc – đó là khi Giang Trạch Dân phát động chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu từ năm 1999.

6. Người ta vẫn tin rằng Adolf Hitler đã tự bắn vào miệng để kết thúc cuộc đời mình khi quân Liên Xô tràn vào Berlin. Thậm chí, Liên Xô còn công bố một phần hộp sọ và xương hàm có vết lõm của viên đạn đã được pháp y Nga, nha sĩ của Hitler và một pháp y Mỹ chứng nhận đúng là của Hitler. Tuy nhiên, các kết quả kiểm tra ADN vào năm 2009 lại khẳng định đây là xương sọ của một người phụ nữ ở độ tuổi 20-40.

Bài báo về cái chết của Hitler (Ảnh: Stw, Wikipedia)

7. Trong cuốn tiểu sử về Adolf HItler, tác giả John Toland kể rằng quan điểm về các trại tập trung và chính sách diệt chủng bắt nguồn từ việc nghiên cứu của Hitler về lịch sử nước Mỹ. Hitler thích thú khi số lượng người thổ dân da đỏ nhanh chóng suy giảm do dịch bệnh và nạn đói bởi chính phủ Mỹ buộc họ phải sống trong những khu vực cách ly. Ông ta cho rằng, chính vùng đất cách ly ấy là một chính sách có chủ ý của nước Mỹ nhằm xóa sổ người da đỏ bản địa. Đó có thể là một hình mẫu để sau này, Hitler đẩy người Do Thái tới các trại tập trung, nơi họ phải chịu cảnh đói khát và bệnh tật.

8. Mặc dù là một nhà độc tài, từng thực hiện cuộc thảm sát Do Thái kinh hoàng trong lịch sử nhân loại, nhưng Hitler lại là một người yêu động vật. Ngay từ Đệ nhất thế chiến, Hitler đã bộc lộ sở thích nuôi chó. Ông thường chụp hình với chú chó Schäferhündin Blondi của mình trước những phong cảnh thơ mộng, thể hiện mình là con người yêu súc vật và gần gũi với thiên nhiên. Khi Đảng Nazi của Hitler lên nắm quyền vào 1/1933, họ đã thông qua một bộ luật nhằm bảo vệ động vật. Vào 4/1933, khi luật bảo vệ vệ động vật Tierschutzgesetz được giới thiệu, Hitler tuyên bố: “Trong đế chế mới, sẽ không còn cho phép ngược đãi động vật nữa”.

Hitler từng là một người yêu động vật (Ảnh: Internet)
Hitler và hai chú chó cưng của ông (Ảnh: Internet)

9. Khi Paris bị quân Đức chiếm đóng vào năm 1940, người Pháp đã tìm cách cắt dây cáp thang máy lên Tháp Eiffel. Đồng thời, tòa tháp bị đóng cửa không cho công chúng lui tới, và thang máy cũng không được sửa chữa cho tới năm 1946. Vì vậy, nếu Hitler muốn treo cờ Đức Quốc xã, quân lính Đức sẽ phải leo bộ lên hơn 1500 bậc thang.

Hitler ở Paris (Ảnh: Bildarchiv Preussischer Kulturbesitz, Berlin / Art Resource, New York/United States Holocaust Memorial Museum)

10. Phong trào chống hút thuốc lá mạnh mẽ nhất kể từ đầu thế kỷ 20 là phong trào do Đức Quốc xã phát động. Bản thân Adolf Hitler cũng bỏ thói quen hút thuốc lá và không uống rượu từ khi còn trẻ vì cho rằng việc đó “lãng phí thời gian”. Về sau, ông cho rằng hút thuốc là hành vi “suy đồi” và cảm thấy đáng buồn khi “quá nhiều người đàn ông xuất sắc lại bị đầu độc trong thuốc lá”. Bên cạnh đó, Hitler còn là một người ăn chay.

11. Vào 10/2000, nhà xuất bản Houghton Mifflin Harcourt của Mỹ cho biết toàn bộ tiền bản quyền từ cuốn sách “Mein Kampf” của Adolf Hitler mà công ty nhận được kể từ năm 1979 trở về sau sẽ được quyên góp cho một tổ chức từ thiện. Tính đến năm 2000, riêng số tiền bản quyền này đã lên tới 400.000 USD.

(Ảnh: Internet)

12. Ngoài cuốn “Mein Kampf” nổi tiếng, Hitler còn viết một cuốn sách thứ hai nữa gọi là “Zweites Buch”, thể hiện quan điểm của ông về các chính sách đối ngoại viết năm 1928. Tuy nhiên, cuốn sách này không được công bố trong thời gian Hitler còn sống, bởi vào thời điểm đó, cuốn “Mein Kampf” không được đón nhận. Vì vậy, nhà xuất bản Franz-Eher-Verlag lo ngại cuốn sách thứ hai này sẽ làm ảnh hưởng trầm trọng hơn đến doanh số bán hàng.

(Ảnh: buchfreund.de)

13. Một trong những thành viên đầu tiên của “đội quân áo đen” Schutzstaffel (SS) của Adolf Hitler, đồng thời là tài xế riêng và là bạn thân của ông lại là người có mang dòng máu Do Thái – Emil Maurice. Chính vì thân thế của mình mà Maurice suýt nữa bị Thống chế SS tên là Heinrich Himmler trục xuất khỏi quân đoàn. Tuy nhiên, Hitler đã bí mật viết thư cho Himmler để yêu cầu đặc cách cho người bạn Do Thái của mình.

Emil Maurice (Ảnh: Hoffmann, Deutsches Bundesarchiv / Wikipedia)

14. Hitler có thể đã mang họ “Schicklgruber” thay vì “Hitler” nếu như cha của ông, Alois Hitler, không đổi tên họ của mình từ “Schicklgruber” thành “Hitler” vào năm 1876. Đây là việc mà Adolf Hitler luôn đề cao và tự hào ở cha mình.

15. Hitler từng ra lệnh thu thập 200.000 hiện vật của người Do Thái để trưng bày như là các di vật khảo cổ sau khi chiến tranh kết thúc. Những hiện vật này được chụp ảnh và lưu trữ hồ sơ trong một bảo tàng được dự định gọi là ‘Bảo tàng về Chủng tộc Tuyệt chủng’.

16. Trong Thế chiến thứ 2, trận ném bom cuối cùng của quân đội Đức tại Liverpool đã phá hủy ngôi nhà của William Patrick Hitler, một người cháu trai của Adolf Hitler. Sau sự việc này, William đã đến Mỹ và gia nhập hải quân Hoa Kỳ để chiến đấu chống lại người họ hàng của mình.

William Patrick Hitler (Ảnh: Finger Lakes Times)

17. Gia đình Hitler từng có vị bác sĩ mang một nửa dòng máu Do Thái tên là Eduard Bloch. Khi Hitler còn ít tuổi, gia cảnh bần hàn, bác sĩ Bloch đã không lấy tiền của họ. Chính vì điều này mà Hitler luôn thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với vị bác sĩ già, gọi ông là “người Do Thái cao quý”. Ông cũng được bảo vệ đặc biệt và không bị quân Gestapo đưa vào trại tập trung như những người Do Thái khác.

Eduard Bloch – bác sĩ Do Thái của Hitler (Ảnh: Deutsches Bundesarchiv / Wikipedia)

18. Sau khi Carl von Ossietzky, một nhà văn phản đối Đức Quốc xã, nhận được giải Nobel Hòa Bình vào năm 1935, Hitler đã ra lệnh cấm Giải Nobel và thành lập một giải thưởng khác thay thế cho Nobel là “Giải Quốc gia Đức dành cho Nghệ thuật và Khoa học” năm 1937. Tuy nhiên, giải thưởng này chỉ được thực hiện vỏn vẹn trong 3 năm từ 1937 tới 1939 do sự bùng nổ của chiến tranh thế giới thứ hai.

Huy chương của Giải Quốc gia Đức dành cho Nghệ thuật và Khoa học (Ảnh: Pinterest)

19. Hitler cùng với Đức Quốc xã từng cố gắng biến đổi ý nghĩa của Giáng sinh trở thành một ngày lễ phi tôn giáo. Thay vì mừng Chúa ra đời, Giáng sinh của Đức Quốc xã lại kỷ niệm ngày sinh của Adolf Hitler; ông già Noel hay Thánh Nicholas bị thay thế bằng hình tượng Thần chiến tranh Odin; và ngôi sao trên cây thông Noel lại nhường chỗ cho biểu tượng chữ thập ngoặc của Đức Quốc xã.

(Ảnh: Internet)

20. Adolf Hitler từng được tạp chí TIME bình chọn là… Người đàn ông của năm (Man of the Year) vào năm 1938. Lý do mà TIME đưa ra là bởi Hitler trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với nền dân chủ và hòa bình, tự do của thế giới. Mặc dù vậy, quyết định này của TIME đã gây nhiều tranh cãi cho tới ngày nay.

(Ảnh: Internet)

21. Một tổ chức đặc biệt của Anh trong chiến tranh thế giới II là SOE từng xây dựng một kế hoạch tỉ mỉ vào năm 1944 nhằm ám sát Hitler. SOE đã chuẩn bị sẵn một tay súng bắn tỉa và thu thập thông tin tình báo về ngôi nhà của Hitler ở Berchtesgaden. Tuy nhiên, sau đó kế hoạch công phu này lại bị hủy bỏ giữa chừng. SOE lo sợ rằng việc ám sát sẽ thất bại, và nếu thành công, thì rất có thể người thay thế Hitler còn tàn bạo và quyết liệt hơn trong việc tấn công vào nước Anh.

Hồng Liên

Xem thêm:

Exit mobile version